Hoa hồng vốn là loài cây ưa nắng. Tuy nhiên vào mùa hè, thời gian và cường độ nắng quá lớn khiến cây có những thay đổi trong nhu cầu dinh dưỡng. Việc chọn phân bón phù hợp với cây là vô cùng quan trọng. Ở bài viết này, Docneem sẽ chia sẻ cho các bạn ba bí quyết để lựa chọn phân bón hoa hồng, giúp cây khỏe mạnh và đầy sức sống trong mùa nắng nóng nhé!
1. Thành phần phân bón hoa hồng
Bất kể trong thời tiết nào, phân bón cho hoa hồng đều cần đủ các chất đa, trung và vi lượng. Vào mỗi giai đoạn phát triển, cây sẽ có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt đối với một số chất. Ví dụ, khi mới cắt cành cây cần nhiều đạm, lúc này, việc bổ sung phân bón giàu đạm sẽ hỗ trợ cây đẩy mầm lá rất tốt. Đến thời điểm cây tạo hoa, hàm lượng Kali trong phân lớn sẽ giúp hoa to và đậm màu.
Chọn phân bón hoa hồng theo các giai đoạn phát triển của cây
Song song đó, trong mùa nắng nóng, các chất dinh dưỡng trong phân bón vẫn thực hiện đúng vai trò của chúng. Vì vậy, khi chọn phân bón hoa hồng nên dựa vào tình trạng cây để cân nhắc hàm lượng dinh dưỡng thích hợp nhất cho cây.
2. Sử dụng phân bón hoa hồng thế nào là đúng cách?
Phân bón hoa hồng hiện rất đa dạng trong cách sử dụng: phân tan chậm, phân bón gốc, phân bón lá… Hoa hồng lấy dinh dưỡng qua rễ và hấp thụ tốt nhất khi sử dụng phân bón dạng dung dịch, hòa tan và bón gốc. Trong một số trường hợp, cây cần dinh dưỡng trong một thời gian ngắt thì phân bón lá là một lựa chọn mang lại hiệu quả nhanh chóng và kịp thời nhất.
Phân bón gốc cho hoa hồng
Vào mùa nắng nóng, hoa hồng thường rất dễ mắc các bệnh như bọ trĩ, nhện đỏ. Chúng trú ngụ trên lá, nụ và hoa và hút nhựa của cây, khiến cây mất dinh dưỡng và yếu dần. Ngoài việc cắt tỉa giúp cây thông thoáng hay phun xịt nước giúp rửa sạch lá, bạn nên phòng bệnh thường xuyên cho cây bằng dầu neem. Tuy vậy, ngoài công việc phòng và trị bệnh, cây vẫn cần được bổ sung dinh dưỡng để có thể hồi sức, đẩy mầm, lá. Bởi lá là bộ phận chính thực hiện quá trình quang hợp của cây.
Quang tổng hợp hay gọi tắt là quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời của thực vật, tảo và một số vi khuẩn để tạo ra hợp chất hữu cơ phục vụ bản thân cũng như làm nguồn thức ăn cho hầu hết các sinh vật trên Trái Đất – theo Wikipedia.
Hiệu quả của quá trình này cũng ảnh hưởng tới việc vận chuyển dinh dưỡng bên trong cây. Diện tích bề mặt lá lớn sẽ giúp cây quang hợp thuận lợi. Các loại phân bón hữu cơ như đậu nành Humic rất giàu đạm, ngoài đẩy mầm và lá còn hỗ trợ bộ rễ phát triển rất tốt.
Phân bón đậu nành Humic giúp kích rễ và đẩy mầm lá cực hiệu quả
Phân bón lá cho hoa hồng
Mùa hè cũng là mùa hoa hồng rất dễ mất nước, cây sẽ có biểu hiện héo lá. Phun lá cũng là một lựa chọn mà bạn có thể sử dụng để giúp nụ và lá tươi tỉnh trở lại. Tuy nhiên, nếu dùng phân bón hóa học vào mùa này, bạn sẽ dễ gặp tình trạng cháy lá hoa hồng do sốc phân. Tuy nhiên, một vài loại phân bón hoa hồng hữu cơ dạng dung dịch như Dịch chuối Humic có thể bón cả gốc và lá, đảm bảo được dinh dưỡng kịp thời cho cây.
Phân bón Dịch chuối Humic có thể bón gốc và bón lá cho hoa hồng
3. Thời điểm và lưu ý khi dùng phân bón hoa hồng vào mùa nắng nóng
Tần suất và lượng phân bón hoa hồng vào mùa nóng vẫn cần tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, mỗi loại phân bón sẽ có cách dùng riêng. Cụ thể như sau:
- Trời nắng khiến lượng nước bốc hơi nhanh, cây phải tưới nhiều lần. Điều này dẫn đến việc phân bón hoa hồng sẽ bị rửa trôi. Vì vậy, ngoài lượng bón theo hướng dẫn, có thể kết hợp phun lá để cây đảm bảo đủ dinh dưỡng.
Kết hợp nhiều cách dùng của phân bón hoa hồng cho hiệu quả cao
- Thời điểm bón phân tốt nhất vào mùa hè là chiều mát (16 – 17 giờ chiều). Tuy nhiên vẫn nên hạn chế tưới khi đã tắt nắng để tránh nấm bệnh như đốm lá, vi khuẩn phát triển.
4. Nguyên tắc vàng khi sử dụng phân bón hoa hồng
Khi bón phân cho hoa hồng, có một số nguyên tắc được các chuyên gia chăm sóc cây cảnh đưa ra. Dựa theo đó, người trồng hồng sẽ rút được kinh nghiệm trong việc sử dụng lượng bón phù hợp nhất cho cây.
- 4 nhiều: cây vàng yếu, trước khi nảy chồi, cây đang đẩy nụ, sau mùa hoa nở. Đây là 4 thời điểm cây cần nhiều dinh dưỡng nhất.
- 4 ít: cây khỏe, cây nảy mầm và chồi, cây nở hoa, mùa mưa. Trong những trường hợp này, cây vẫn cần phân bón, tuy nhiên có thể giảm bớt lượng bón.
- 4 không: cây cao vỏng, khi mới trồng, nắng nóng nhiều, cây đang nghỉ. Không nên dùng phân bón hoa hồng khi cây ở trong các điều kiện trồng như trên.
- 3 kỵ: phân bón đặc, bón vào trưa hè, phân bón dính rễ. Đây là những yếu tố chủ quan mà người trồng cây có thể kiểm soát được. Vì vậy tuyệt đối không được để mắc phải những lỗi này.
Ở Việt Nam, thời tiết mỗi mùa đều có những điểm khắc nghiệt riêng. Khi bạn nắm bắt được cách hoa hồng phát triển cũng như đặc điểm của khí hậu, việc chăm sóc cây sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn. Chúc các bạn thành công!
Tìm mua bộ phân bón lan, phân bón hoa hồng và phân bón cho cây cảnh của Docneem tại đây
MUA NGAY | MUA NGAY | MUA NGAY |
—
Tinh dầu Neem – Giải pháp hữu cơ an toàn cho vườn hồng của bạn
📌Mua ngay tại đây: https://docneem.com/collections/all
– Tiki: https://bit.ly/docneem-tiki
– Shopee: https://bit.ly/docneem-shopee
– Lazada: https://bit.ly/docneem-lzd
📌Facebook: Tinh dầu neem
📞Hotline tư vấn: 0988.22.1985 – 0946.298.603