Đối với người trồng cây nói chung cũng như người chơi hoa, cây cảnh nói riêng, phân bón lá không còn là cái tên xa lạ nữa. Nếu như cây trồng chủ yếu hấp thụ dinh dưỡng qua bộ rễ, vậy thì việc sử dụng phân bón lá có thật sự cần thiết hay không? Nếu như không thay thế được phân bón gốc, vậy thì tại sao trên thị trường vẫn còn rất nhiều loại phân bón lá được ưa chuộng như thế? Hôm nay, Docneem sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về phân bón là và vai trò của chúng đối với cây trồng nhé!
Phân bón lá là gì?
Phân bón lá là các hợp chất dinh dưỡng chứa nhiều các nguyên tố vi lượng được hòa tan trong nước, phun lên lá để kích thích cây ra lá, hoa nhanh hơn. Tuy không thể thay thế hoàn toàn phân bón gốc, nhưng phân bón lá cũng không phải không có tác dụng.
Phân bón lá kích thích cây ra lá và hoa
Vai trò của phân bón lá
Thành phần của phân bón lá ngoài các nguyên tố đa lượng thì còn có cả các nguyên tố trung, vi lượng. Các chất này sẽ được hấp thu trực tiếp qua lá, tạo điều kiện cho cây phát triển tốt trong suốt quá trình sinh trưởng. Nó còn có tác dụng tăng cường điều hòa sinh trưởng, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất cho cây trồng.
Phân bón lá nào tốt cho cây?
Đối với phân bón lá, các hạt dinh dưỡng có kích thước nhỏ, không vón cục hay lắng cặn sẽ giúp tăng hiệu quả hấp thu dinh dưỡng cho cây. Phân bón có nồng độ phù hợp với loại cây và giai đoạn phát triển của cây sẽ tránh được tình trạng cây bị ” bội thực” mà chết hay việc nồng độ thấp không đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây. Dung dịch bón lá có độ bám dính lâu dài sẽ tăng được thời gian tiếp xúc, từ đó tăng thời gian cho cây hấp thu hết các chất trong phân bón.
Một số loại phân bón lá phổ biến như:
- Phân bón lá đơn: chứa các loại phân đơn như N, P, K, Cu, Zn,…
- Phân bón lá hỗn hợp: chứa các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng dưới dạng hòa tan trong nước.
Ngoài ra còn có một số loại phân bón lá có bổ sung thêm các hoocmon tự nhiên ( như Dịch chuối Humic), enzim hoặc các chất kích thích cây sinh trưởng giúp tăng năng suất.
Phân bón lá dịch chuối bổ sung các hormon tự nhiên giúp cây tăng trưởng tối ưu
Ngoài bón lá, phân Dịch chuối Humic còn có thể sử dụng bón gốc cho cây, giúp cây cứng cáp và tăng đề kháng chống chọi sâu bệnh, rất phù hợp làm phân bón cho hoa hồng và hoa lan.
- Tỉ lệ bón gốc: 15 ml/ 1 lít nước/ 1 gốc hồng/ tuần.
- Tỉ lệ bón lá: 10ml/ 1 lít nước/phun bón lá 1 lần/ tuần.
Dịch chuối Humic có thể bón cho cây khỏe và cây đang bệnh nên rất được ưa chuộng nhờ tính tiện lợi và linh hoạt trong quá trình sử dụng.
Khi nào cần sử dụng phân bón lá?
Trong những trường hợp khẩn cấp, cây cần bổ sung các chất dinh dưỡng đa lượng như đạm, lân, kali hoặc các chất trung, vi lượng thì sử dụng phân bón lá là phương án phù hợp và mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Đất trồng khô, dưỡng chất hữu dụng thấp
Đất trồng ở các vùng khô hạn, vùng đất đá vôi sẽ khiến việc bón dinh dưỡng vào đất kém hiệu quả hơn so với phun lá.
Cây trong thời kỳ sinh sản, rễ hoạt động kém
Rễ cây là một cơ quan sinh dưỡng của thực vật, thực hiện các chức năng chính như bám cây vào lòng đất, rễ cây hút nước và các chất khoáng, hô hấp. Ngoài ra rễ cây còn là cơ quan dự trữ các chất dinh dưỡng, là cơ quan sinh sản sinh dưỡng của thực vật – theo wikipedia
Tuy nhiên khi cây bắt đầu thời kỳ sinh sản, rễ bị giảm khả năng hấp thu, khiến lượng dinh dưỡng rễ lấy được từ đất và phân bón không đáp ứng được nhu cầu phát triển của cây. Việc bón qua lá giúp bù đắp kịp thời sự thiếu hụt này.
Những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng cây hấp thu dinh dưỡng trong phân bón lá
Cây không thể ngay lập tức lấy được hoàn toàn dinh dưỡng có trong phân bón lá mà khả năng hấp thu của cây còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Giống cây trồng
Mỗi giống cây trồng sẽ có cách thức và mức độ hấp thu dinh dưỡng không giống nhau. Do đó, tùy vào giống cây trồng mà mọi người lựa chọn phương thức cung cấp dưỡng chất phù hợp
Tuổi của lá
Lá càng già khả năng hấp thu dinh dưỡng trong phân bón lá càng kém. Nếu ta chọn thời điểm phun phân bón lá khi cây có diện tích lá non lớn sẽ giúp hiệu suất hấp thu tốt hơn.
Cấu trúc và tuổi lá ảnh hưởng tới khả năng hấp thu dinh dưỡng trong phân bón lá
Cấu trúc của lá
Cấu trúc của lá khác nhau theo giống cây, độ tuổi của lá, điều kiện sống… Những lá có lớp sáp dày, có lông thì hấp thu sẽ kém hơn so với những lá trơn, bề mặt nhẵn và trải rộng. Bên cạnh đó, bề mặt dưới của những loại cây hai lá mầm hấp thu khoáng chất mạnh hơn mặt trên vì thế nên tập trung phun phân bón lá vào bề mặt dưới của chúng.
Tình trạng dinh dưỡng của cây
Tùy thuộc vào điều kiện thiếu hay đủ dưỡng chất và những chất có tác động tương trợ/ đối kháng với chất đó mà đáp ứng của cây đối với dưỡng chất phun lên lá sẽ thay đổi. Theo nhu cầu, lá cây sẽ hấp thu chọn lọc các dưỡng chất trong phân bón lá. Khi cây đang thiếu một chất khoáng nào đó, lá sẽ hấp thu chúng nhanh hơn.
Yếu tố ngoại cảnh
Ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm có liên hệ chặt chẽ với nhau trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Chúng còn ảnh hưởng tới độ dày của lớp sáp trên lá, độ dày càng lớn lá sẽ càng khó hấp thu. Ánh sáng tương đối, độ ẩm cao, nhiệt độ trung bình ( 10 – 30 độ C) là những điều kiện thuận lợi cho lá hấp thu tốt dưỡng chất trong phân bón.
Hiệu quả của phân bón lá cũng phụ thuộc vào môi trường sống của cây
Một số yếu tố khác như gió, mưa, ô nhiễm không khí có thể làm tổn thương lá hoặc giảm khả năng trao đổi chất, dẫn đến không hấp thu được hết dinh dưỡng từ phân bón lá.
Những điều cần chú ý khi sử dụng phân bón lá
Phân bón lá không thể thay thế hoàn toàn phân bón gốc. Tuy nhiên, việc cung cấp dưỡng chất qua lá mang tính khẩn cấp khi cây cần một lượng lớn dinh dưỡng hoặc bộ rễ của cây bị tổn thương. Khi đó, sử dụng phân bón là sẽ bù đắp đi sự thiếu hụt này một cách nhanh chóng.
Loại cây khác nhau, thời điểm sinh trưởng khác nhau nên sử dụng các loại phân bón lá phù hợp. Mỗi loại phân bón lá đều có tỷ lệ các chất được tính toán phù hợp với từng loại cây và giai đoạn phát triển của cây để người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn.
Không nên phun phân bón lá khi cây đang trong thời kỳ sinh sản, hoặc khi điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
—
Tinh dầu Neem – Giải pháp hữu cơ an toàn cho vườn hồng của bạn
📌Mua ngay tại đây: https://docneem.com/collections/all
– Tiki: https://bit.ly/docneem-tiki
– Shopee: https://bit.ly/docneem-shopee
– Lazada: https://bit.ly/docneem-lzd
📌Facebook: Tinh dầu neem
📞Hotline tư vấn: 0988.22.1985 – 0946.298.603