Phân bón hóa học – Lợi ích tức thì, tác hại lâu dài

phan-bon-hoa-hoc

Phân bón hóa học hiện nay được xem như thành phần quan trọng không thể thiếu trong nông. Bên cạnh những lợi ích vượt trội về tăng năng suất cây hoa một cách nhanh chóng, nó còn tồn tại nhiều tác hại tiêu cực dài hạn không chỉ đối với cây trồng mà với cả con người và môi trường sống xung quanh. Mọi người hãy cùng Docneem tìm hiểu về những lợi ích và tác hại cũng như cách sử phân bón đúng cách để bảo vệ chính khu vườn và sức khỏe của bản thân qua bài viết sau nhé!

1. Phân bón hóa học là gì

Phân bón hóa học hay phân vô cơ là phân bón được sản xuất theo quy trình công nghiệp.Có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp.Có các loại phân bón hóa học chính: phân đạm (N), phân lân (P), phân kali (K), phân phức hợp, phân hỗn hợp, phân vi lượng – theo Wikipedia

2. Có những loại phân bón hóa học nào?

Hiện nay, người ta chia phân bón hóa học thành 3 loại chính là (1) Phân đơn, (2) Phân phức hợp và (3) Phân khoáng trộn (phân hỗn hợp).

Phân bón hóa học đơn

Loại phân bón hóa học này này sẽ chứa những nguyên tố dinh dưỡng mà cây hấp thụ lớn, gồm có N (đạm), P (lân) và K (kali). Trên thực tế, 3 nguyên tố dinh dưỡng này cũng tồn tại trong các loại loại phân hữu cơ từ rau củ quả, phân động vật. Cụ thể như:

  • Gạo, đậu tương, ngô, mì, các loại đậu khác (đậu xanh, đậu nành, đậu phụ) vừng, hạt hướng dương, trứng,…rất giàu đạm
  • Phân dơi, phân trùn quế, phân bò tuy hàm lượng lân chỉ chiếm vài phần trăm nhưng vẫn rất giàu chất dinh dưỡng
  • Kali tồn tại rất nhiều ở trong các vật liệu hữu cơ như cỏ dại, thân cây chuối, vỏ chuối, quả chuối và xương động vật, bột gà…

1-kali-co-nhieu-trong-chuoi-chin-docneem

Chuối giàu Kali thay thế cho phân bón hóa học

Phân bón hóa học phức hợp

Loại phân bón hóa học chứa từ hai nguyên tố dinh dưỡng trở. Nó được sản xuất bằng việc liên kết những thành phần lại với nhau để xuất hiện các phản ứng hóa học để tạo sản phẩm cuối cùng là một hợp chất ổn định, có hàm lượng dinh dưỡng cao. Phân phức hợp có 2 loại chính là

  • Phân Diamôn photphat (DAP) chứ 2 thành phần dinh dưỡng chính là P2O5 và đạm (N)
  • Phân kali nitrat (KNO3). Loai phân này khá đắt tiền, có giá trị cao, thường được dùng để kích thích cây ra hoa với thành phần dinh dưỡng gồm K2O và đạm (N)

Phân bón hóa học trung lượng, vi lượng

2 nhóm nguyên tố dinh dưỡng này tuy chỉ chiếm phần nhỏ trong chế độ “ăn” của cây trồng nhưng lại giữ vai trò quan trọng trong việc kích thích tăng trưởng, tăng cường khả năng quang hợp. Xem thêm chi tiết dinh dưỡng hoa hồng và 2 nhóm nguyên tố này tại đây

Phân bón hóa học hỗn hợp

Phân bón hóa học hỗn hợp được tạo thành bằng cách phối trộn hai hay nhiều loại phân vô cơ như phân đa lượng, trung lượng, vi lượng. Hiện nay, có 3 cách phối trộn phổ biến và trộn thô, trộn và nén thành viên hoặc dạng lỏng

2-phan-huu-co-uu-tien-dung-bon-lot-docneem

Phân bón hữu cơ được ưu tiên dùng bón lót

3. Ưu nhược điểm của phân bón hóa học

Với người trồng trọt, không phải tự nhiên phân bón hóa học lại phổ biến đến vậy. Chúng mang lại những lợi ích vượt trội, nhanh chóng hơn các loại phân bón hữu cơ như tăng năng suất cây trồng, kích rễ, hoa. Cùng với đó là hàm lượng dinh dưỡng cao, khả năng thẩm thấu nhanh và giá thành khá rẻ.

Tuy nhiên, với sự phát triển khoa học và y tế, hiện nay chúng ta đã nhận thức được những tác động tiêu cực của phân bón hóa học đến môi trường nếu lạm dụng như:

  • Làm đất bị chai, nhiễm phèn, nhiễm mặn, kém màu mỡ, không còn tơi xốp và tích tụ những kim loại nặng
  • Dễ bị rữa trôi xuống ao hồ, ngấm vào mạch nước ngầm làm ô nhiễm nguồn nước, làm ngộ độc cho sinh vật hoặc thậm chí cả con người nếu sử dụng nguồn nước ô nhiễm (một trong các tác nhân gây ung thư phổ biến hiện nay)
  • Gây ô nhiễm không khí với các loại phân bón chứa nhiều đạm (N chuyển hóa tạo khí NH3 gây ô nhiễm không khí)
  • Tăng tỉ lệ gây ung thư ở người do NO2- và NO3- trong phân bón hóa học tồn đọng lại trên rau củ quả

4. Có thể thay thế phân bón hóa học hay không?

Từ xa xưa, lúc chưa có sự xuất hiện của phân bón hoa học, ông cha ta cũng đã từng áp dụng phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Một số phương pháp phổ biến có thể nhắc đến là cày lật gốc rạ, vùi phân xanh, phế phẩm nông nghiệp vào ruộng, tưới nước giải, phân chuồng, phân xanh, tro bếp, bón vôi. Do vậy, việc canh tác, trồng trọt bằng phân bón hữu cơ là điều hoàn toàn có thể. Đặc biệt, ngày nay trong xu thế phát triển nông nghiệp sạch thì phân hữu cơ càng có nhiều lợi ích thiết thực

3-phan-huu-co-tu-rac-thai-nha-bep-docneem

Phân bón hữu cơ từ rác thải nhà bếp

Tuy hàm lượng dinh dưỡng không cao ngất như phân bón hóa học nhưng còn rất nhiều lợi ích thiết thực không kém khi sử dụng các loại phân bón hữu cơ có thể kể đến gồm

  • Giúp đất tơi xốp hơn, tăng khả năng thấm thoát nước tốt, đồng thời giúp cho bộ rễ phát triển nhiều và tăng lượng oxy trong đất, giữ các chất dưới dạng ion hoặc phân tử với liên kết bền vững
  • Hạn chế xói mòn đất, giảm áp lực dòng cháy rữa trôi (rơm rạ)
  • Hút các chất hòa tan độc hại như H2S, dư lượng phân hóa học tồn đọng giúp làm sách đất trồng và nguồn nước
  • Hạn chế những tác hại lâu dài của phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật do có sự phát triển cân đối và đề kháng cao
  • Tạo môi trường thuận lợi để vi sinh vật có lợi trong đất phát triển (điều phân bón hóa học không làm được)
  • Bảo vệ môi trường và chính sức khỏe của con người

Hiện nay, việc sử dụng phân bón hóa học tại các nông trại lớn đã không còn quá xa lạ. Mặc dù đem những lợi ích nhanh chóng và vượt trội nhưng cũng không thể phủ nhận những ảnh hưởng nặng nề hơn nếu không sử dụng đúng cách hoặc quá lạm dụng. Nếu đang tìm kiếm cho mình loại phân bón hữu cơ để chăm sóc cây và rau củ quả, bạn có thể tham khảo bộ Phân bón hữu cơ toàn diện nhà Docneem sau:

4-bo-phan-bon-huu-co-toan-dien-docneem

Bộ 3 phân bón hữu cơ toàn diện thương hiệu Docneem

  • Đậu nành humic: giàu đạm, tối ưu tăng trưởng mầm lá. Thích hợp dùng cho rau, cây ăn lá hoặc bón sau cắt tỉa, trước lúc cây chuẩn bị đóng nụ với hoa hồng
  • Phân bón kích hoa: giàu lân, kích thích tăng trưởng rễ và phân nhánh, ra hoa. Thích hợp dùng cho cây ăn quả, cây cần nở hoa hoặc bón lúc lá chuẩn bị già, chồi phía trên nhỏ lại và chuẩn bị đẩy nụ để phân hóa mầm hoa, giảm chồi điếc với hoa hồng
  • Dịch chuối Humic:giàu kali giúp cành chắc khỏe, cải thiện chất lượng hoa quả. Thích hợp bón vào giai đoạn chuẩn bị nở hoa cho các loại cây
  • Phân bón hữu cơ rong biển & neem cake dạng viên nén: giúp đất tơi xốp và chống rửa trôi, tăng vi sinh (có thể bón định kỳ mỗi tháng 1 lần để bổ sung

dau-nanh-humic-docneem

than-duoc-kich-hoa-huu-co-docneem dich-chuoi-humic-kich-hoa-docneem
MUA NGAY

Đậu nành humic

MUA NGAY

Thần dược kích hoa

MUA NGAY

Dịch chuối humic

Tinh dầu Neem – Giải pháp hữu cơ an toàn cho vườn hồng của bạn
📌Mua ngay tại đây: https://docneem.com/collections/all
– Tiki: https://bit.ly/docneem-tiki
– Shopee: https://bit.ly/docneem-shopee
– Lazada: https://bit.ly/docneem-lzd
📌Facebook: Tinh dầu neem
📞Hotline tư vấn: 0988.22.1985 – 0946.298.603