Để hoa hồng leo nở đúng dịp Tết, ngoài cắt tỉa đúng cách thì chế độ dinh dưỡng quan trọng không kém. Cây thiếu hụt dinh dưỡng sẽ không cho nhiều hoa, hoa kém chất lượng hoặc thậm chí chết sao đợt nở hoa.
Do vậy, mọi người hãy cùng Docneem tìm hiểu sâu về dinh dưỡng nói chung, và lịch cắt tỉa chi tiết từng giống hoa hồng cho đợt hoa Tết Nguyên Đán 2021 sắp tới nhé!
1. Tổng quan về dinh dưỡng cho hoa hồng
Dinh dưỡng là gì?
Dinh dưỡng là việc cung cấp các chất cần thiết (theo dạng thức ăn) cho các tế bào và các sinh vật để hỗ trợ sự sống. Nó bao gồm các hoạt động ăn uống; hấp thu, vận chuyển và sử dụng các chất dinh dưỡng; bài tiết các chất thải – Theo Wikipedia
Thành phần dinh dưỡng nào cần thiết cho hoa hồng?
Cùng là thực vật, hoa hồng vẫn giống các loại cây khác về chế độ dinh dưỡng. Để tồn tại và phát triển, hoa hồng cần hấp thụ đủ 3 loại khoáng chất gồm đa lượng (N, P, K), trung lượng (Ca, S, Mg,..) và vi lượng (Fe, Cu, Mn,..)
(Tham khảo thêm một số công thức giá thể phổ biến cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây TẠI ĐÂY)
Dinh dưỡng là yếu tố cốt lõi để cây sai hoa
Do mỗi loại cây cần một hàm lượng dinh dưỡng khác nhau tại từng thời điểm phát triển nên không có một công thức chung nhất định về thành phần tỉ lệ cụ thể các chất dinh dưỡng này. Tuy nhiên, hiện tại những nhà nghiên cứu về nông nghiệp cũng đã đưa ra một công thức về hàm lượng dinh dưỡng tương đối cho hoa hồng theo mục đích phát triển. Cụ thể hơn Docneem sẽ đề cập bên dưới nhé!
2. Phân bón theo giai đoạn phát triển của hoa hồng
Hoa hồng có thể tạm chia thành 3 giai đoạn phát triển khác nhau tùy mục đích người trồng, gồm có:
– Giai đoạn sinh dưỡng: tập trung phát triển cành lá
– Giai đoạn ra hoa bình thường: hoa nở xen kẽ nhau
– Giai đoạn ra hoa hồng loạt: thường là nở rộ dịp Tết
Giai đoạn dinh dưỡng
Tại giai đoạn này, hoa hồng cần nhiều dinh dưỡng đa lượng (N, P, K) để bật mầm và phát triển cành. Trong đó, N (đạm) giữ vai trò cao nhất với chức năng nuôi dưỡng mầm lá, giúp chúng cao lớn và vươn gì. Tiếp đó là K (Kali) giúp mầm chồi chắc khỏe, P (lân) giúp tăng chất lượng hoa (hoa thơm hơn, đậm màu, chuẩn form,..) rồi đến Ca (Canxi), S (lưu huỳnh), Mg (Magie) và vi lượng (Fe, Cu, Mn, Zn, B, Mo…)
Dinh dưỡng bởi Nitơ (đạm) giúp mầm chồi phát triển vượt trội
Giai đoạn ra hoa bình thường
Nếu hoa hồng ở giai đoạn ra hoa bình thường, hoa sẽ nở không đồng loạt trước, hoa xen kẽ nhau. Muốn hoa nở xen kẽ thế này thì lượng K ≥ N, những thành phần dinh dưỡng còn lại như P, trung lượng, vi lượng vẫn bình thường
Giai đoạn ra hoa đồng loạt
Vì ra hoa đồng loạt sẽ khiến cây mất sức khá nhiều nên thường vào những dịp quan trọng như lễ, Tết mới cần cây ra hoa. Tỉ lệ dinh dưỡng cho cây giai đoạn này, bạn cần tăng N, P, K. Cụ thể là N: +25%, K: +25%, P: +20%
Docneem có đọc được bài viết của Khang, sở hữu farm hoa hồng khá lớn tại Đà Lạt về tỉ lệ dinh dưỡng vàng tại giai đoạn này, cụ thể như sau:
- Tuần 1: bón NPK 18-18-18-TE của Yara, nó tên là YaraTera Kristalon Green
- Tuần 2: bón Canxi Nitrate – YaraTera Calcinit
- Tuần 3: Bón Kalimag Plus – đã bổ sung thêm Kali, S, Mg, muốn lá xanh, dày, chắc thì thêm 1 tí MAP – YaraTera – Krista MAP.
- Tuần 4: Bón lại NPK
- Bên cạnh đó, ở tuần 2 và 3, mỗi tuần bạn có thể bổ sung thêm phân hữu cơ như Dynamic Lifter, Đạm Cá Vi Sinh để tăng hàm lượng hữu cơ, điều hoà lại PH của giá thể, cung cấp thêm vi sinh vật có lợi.
Tỉ lệ N bằng hoặc lớn hơn P giúp mầm hoa ra đều, đồng loạt
Bạn nên hoà tan với nước rồi tưới. Tuần đầu tiên sau cắt tỉa cây cần tuần 1 hàm lượng dinh dưỡng đồng đều nhau, tuần 2 bổ sung N và Ca, tuần 3 bổ sung thêm K, S, Mg, nếu cây của bạn chuẩn bị đóng nụ thì tốt nhất là bón Kalimag Plus:
- 1 muỗng café cho chậu 5 – 10 lít
- 2 muỗng café cho chậu 15 – 20 lít
- 3 muỗng café cho chậu trên 30 lít
(Cứ 1 chậu tưới hoà phân với 1 lít nước là ổn)
LƯU Ý:
- Không bón nhiều hoặc lạm dụng vì không chỉ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đất mà còn gây hại cho cây
- Với bạn không dùng phương pháp hóa học có thể tham khảo cách bón và cắt tỉa cho hoa Tết với Dịch chuối, Đậu nành (tại đây)
3. Cắt tỉa hoa hồng nở rộ theo từng giống cây
Nếu muốn cây ra hoa đồng loạt thì nên đợt các hoa tàn rồi cắt cùng 1 lúc. Tuy nhiên, thời gian cắt tỉa từng giống hoa sẽ có sự chênh lệch tương đối
Cắt tỉa đồng loại hoa tàn, chồi nụ, cành bệnh chuẩn bị cho đợt hoa Tết 2021
Thời gian cắt tỉa hoa hồng lặp hoa nhanh
Đào cổ, Juliet, Charles rennie Mackintosh, eyes for you lặp hoa khá nhanh thời gian nở hoa sau cắt tỉa ngắn
- Miền Trung, Nam: cắt trước Tết 22 – 25 ngày
- Miền Bắc: cắt trước Tết 33 – 37 ngày
Thời gian cắt tỉa hoa hồng lặp hoa chậm
Cổ sapa, Vân khôi, bạch ho, Kate,… lặp hoa lâu nên thời gian nở hoa cũng lâu
- Miền Trung, Nam: cắt trước Tết 27 – 33 ngày
- Miền Bắc: cắt trước Tết 40 – 45 ngày
Thời gian cắt tỉa hoa hồng leo
Dòng hoa hồng leo thì lâu hơn tầm 40-45 ngày (miền Bắc dài hơn 10 – 14 ngày), tùy thuộc từng giống khác nhau nên cắt căn Tết bạn cần chú ý:
- Hoa đang ở giai đoạn nụ non mà sắp tới ngày cắt thì trừ tăng thời gian nở hoa thêm 5 – 7 ngày
- Hoa đã nở hoặc bắt đầu tàn thì tính 40 – 45 ngày (miền Bắc dài hơn 10 – 14 ngày)
- Cắt đồng loạt cả nụ, hoa và hoa tàn
- Nhiệt độ càng lạnh, thời gian ra hoa càng lâu
- Cây yếu cần được vặt hết nụ trước 2 tháng để dưỡng cây cho đợt chính khỏe và đồng loạt (chỉ vặt nụ ko cắt lá hoa)
4. Dinh dưỡng chuyên sâu cho hoa hồng nở rộ dịp Tết
Như đã đề cập phía trên, để hoa hồng nở rộ đều thì cần phải có sự cắt tỉa đúng lúc, bón phân phù hợp. Việc bón phân mầm hoa và cắt tỉa sâu vào thời điểm nào để hoa cùng nở rộ vào đúng dịp Tết thì buộc chúng ta phải phân loại nhóm cây ra hoa. Với bạn trồng ít hoặc mới tập chơi nên tham khảo bài cắt tỉa cơ bản TẠI ĐÂY.
Đậu nành humic là giải pháp kích mầm hoàn hảo cho vườn hồng hữu cơ
Tuy nhiên nếu muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn, bạn có thể tham khảo tiếp bên dưới nhé! Docneem tạm chia hoa hồng thành các nhóm sau:
Nhóm hoa hồng bền hoa, vòng đời hoa lâu nhất
- Giống hoa: Red eden, Kordes Jubilee, Vuvuzela, Lilac classic, Nachuru Test, Coffee Late, Bico Tomantic, Tiamo, Mini Eden,… nhóm này để đâm và ủ nụ rất lâu nên có thể cắt tỉa sớm và dễ điều chỉnh
- Miền Bắc: cắt tỉa bón phân cuối tháng 11, đầu tháng 12 dương lịch
- Miền Trung, Nam: cắt tỉa bón phân tuần thứ 2 hoặc 3 của tháng 12 dương lịch
Nhóm hoa hồng bền hoa, vòng đời hoa lâu
- Giống hoa: Juliet, blue pompon, Catalina, Abracada, Vân Khôi, Darby, Bienvenue, Corail Gelee. Bernadette Lafont, Wedding Road, Jeanne Moreau, Carey, Gertrude Jekyll,… là nhưng giống cũng bền hoa nhưng độ bền có ít hơn
- Miền Bắc: cắt tỉa, bón phân 6 – 8 tuần trước Tết
- Miền Nam: cắt tỉa, bón phân 5 – 6 tuần trước Tết
**LƯU Ý: giống càng bền hoa càng cắt tỉa sớm hơn nhé
Nhóm hoa hồng bền hoa, vòng đời hoa trung bình
- Giống hoa: Cổ Sapa, For Your Home, Pompadour, Chant Rose Misato, Eckart Witzigman, Bolero, Nhung cổ, Scented Jewel,… nhóm mọi người hay sở hữu nhất, độ bền và lặp hoa trung bình với chu kỳ lặp hoa kha tốt
- Miền Bắc: Cắt tỉa, bón phân 5 – 6 tuần trước Tết
- Miền Nam: Cắt tỉa, bón phân 4 – 5 tuần trước Tết
Nhóm hoa hồng sai lặp hoa nhanh nhất
- Giống hoa: Đào cổ, Bạch cổ, Ngọc lung linh, Heritage, Gentle Hermione, Glamis Castle, Pat Austin,… nhóm này rât sai, lặp siêu nhanh nên tùy giống cần bón cắt tỉa tập trung chủ yếu 4 tuần trươc Tết là ổn
- Miền Bắc: Cắt tỉa, bón phân 4 – 5 tuần trước Tết
- Miền Nam: Cắt tỉa, bón phân 3,5 – 4 tuần trước Tết
Trên đây là 4 nhóm giống mình đã trồng và lịch cắt tỉa, bón phân phù hợp với khu vực Bắc, Trung, Nam. Khoảng thời gian cắt tỉa theo kinh nghiệm và theo do đặc trưng thời tiết khu vực thì miền bắc chu kỳ hoa sẽ kéo dài hơn trong Nam 10 – 15 ngày nên bài viết này chỉ có giá trị tham khảo về khoảng thời gian và giống
Nếu các bạn sử dụng phân hữu cơ, có thể tham khảo lại TẠI ĐÂY. Nếu sử dung hóa học thì dễ cân chỉnh hơn thì tuân thủ nguyên tắc tại mục 2 nhé!