Chinh phục bí quyết cắt tỉa hoa hồng nở rộ Tết Tân Sửu 2021

Tết Nguyên Đán Tân sửu 2021 đang đến rất gần rồi đấy mọi người. Sáng nay Docneem xem lịch thấy còn hơn 2 tháng xíu thôi. Năm nay Mồng 1 Tết sẽ vào ngày 12/2. Vậy nên hiện tại sẽ là khoảng thời gian vàng để chăm sóc và cắt tỉa hoa hồng trong vườn nhà. Nhưng mà phải nói là cắt tỉa hoa cũng là một nghệ thuật. Phải canh thời gian thích hợp để cắt, rồi bón phân phù hợp thì hoa nở bung và sai hoa đúng dịp Tết.

1-hoa-hong-leo-no-ro-docneem

Hoa hồng nở rộ đồng loạt nhà chị Nguyễn Cúc

Vậy nên mọi người hãy cùng theo dõi bài viết dưới để cập lại những thông tin hữu ích mới nhất về cắt tỉa, chăm sóc cho nàng hồng xinh đẹp đón Tết 2021 nhé

Về cơ bản, sẽ có 5 yếu tố chính, rất quan trọng trong việc chăm sóc hoa hồng nở đúng dịp Tết gồm có:

  • Cắt đúng phương pháp
  • Cắt tỉa đúng thời điểm
  • Cung cấp đủ dinh dưỡng (chế độ bón phân, tưới nước,..)
  • Điều kiện thời tiết, khí hậu
  • Phòng trừ sâu bệnh gây hại

1. Tại sao phải cắt tỉa hoa hồng đã tàn?

Sau mỗi kỳ nở rộ, hoa hồng sẽ tàn đi, chuẩn bị bắt đầu cho một lứa hoa mới. Tuy nhiên, nếu cứ để chúng nở và tàn tự nhiên, không can thiệp cắt tỉa hoa lúc tàn sẽ dẫn đến một số tình trạng bất lợi cho cây như:

  • Cây bật mầm không nhiều, xãy ra khi cây thiếu dinh dưỡng. Bạn sẽ dễ nhìn thấy có cành cây bật mầm, cành không bật hoặc bật trễ, chỗ khác thì đang nở hoa,…xen lẫn nhau trong khá xấu xí
  • Chồi non ốm yếu, dị tật, không dài và đóng nụ rất sớm khiến nụ hoa bé tí do bị ức chế sinh trưởng

2-cat-tia-hoa-hong-tan-docneem

Hoa hồng tàn nên được cắt tỉa cho một mùa hoa mới

  • Cành và hoa khô tàn không được cắt tỉa sẽ úng thối, tạo ổ nấm bệnh, vi khuẩn hại cây
  • Cắt tỉa hoa tàn sẽ giúp cây bật mầm nhanh chỉ sau một vào ngày do tức các chồi. Điều này sẽ giúp chúng ta chủ động cho hoa nở đúng thời điểm, các mầm ra đều và hoa nở rộ

2. Cắt tỉa hoa hồng đúng cách có thực sự đơn giản?

Nhiều bạn cho rằng cắt tỉa thì dùng cái gì cắt cho đứt là được, có gì khó đâu. Nhưng tuy là công đoạn nhỏ nhưng nó rất quan trọng trong các khâu chăm sóc cho hoa hồng. Để cắt tỉa đúng cách, không gây hại cây thì cần lưu ý những điểm sau:

  • Nên đợi tất cả hoa hồng trên cây nở và gần như tàn hết hoa rồi mới bắt đầu cắt tỉa
  • Cắt hết cành khô, cành chết, cành hỏng – bệnh cành xấu, cành tăm,… và những lá vàng, lá bệnh, hoa tàn, bông nào chưa tàn hoặc gần tàn cũng cắt
  • Cắt tỉa xuống từ 4-6 mắt lá, tính từ ngọn. Nếu bạn cắt gần ngọn, cây sẽ cho ra hoa sớm hơn và ngược lại.
  • Với những cây có ít lá, nên dùng cọc buộc các cành thấp hơi trĩu xuống dưới trong khoảng 1 tháng để các cành tược mới sẽ mọc ra để cho hoa.
  • Các giống hống có đặc điểm khi cành vươn dài mới ra hoa thì trừ hao khoảng 2 tuần

Xem thêm chi tiết về quy trình cắt tỉa hoa hồng chuẩn

3. Thời điểm lý tưởng nào để cắt tỉa hoa hồng nở rộ đúng dịp Tết 2021?

Dựa vào chu kỳ ra hoa của hoa hồng, Docneem sẽ vạch ra lịch cắt tỉa Tết 2021 cho từng vùng. Tuy nhiên, có một vài lưu ý vô cùng quan trọng bạn cần biết để theo dõi cây là thời tiết do nhiệt độ, ánh sáng ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình ra hoa của cây. Trời nắng, nóng cây sẽ phát triển nhanh hơn trời lạnh, và hoa cũng nhanh tàn hơn

Lịch cắt tỉa tại Trung Bộ và Nam Bộ

Với đặc điểm khí hậu tương đồng nhau và mùa đông không quá lạnh, có thể gom lịch cắt tỉa tại khu vực Trung Bộ và Nam Bộ chung.

  • 4 – 7 ngày sau cắt tỉa, cây sẽ bắt đầu tức mắt và đâm chồi
  • 12 – 18 ngày sau cắt tỉa cây sẽ đóng nụ
  • 22 – 28 ngày sau cắt tỉa hoa bắt đầu nở

3-cay-bat-mam-sau-cat-tia-docneem

Cây đâm chồi, đóng nụ sau 2-3 tuần cắt tỉa

Do đó, với khí hậu Trung Bộ, Nam bộ thì mất khoảng 1 tháng sau cắt tỉa để hoa hồng nở rộ. Bạn có thể bắt đầu cắt tỉa cây vào giữa tháng 1 dương lịch

Lịch cắt tỉa tại Bắc Bộ

Ngược lại với 2 miền Trung – Nam, Tết miền Bắc có mùa đông trời lạnh với nhiệt độ từ 12 – 15 độ C. Những ngày cao hơn cũng chỉ đạt ngưỡng 20 độ C nên thời gian bật mầm, nở hoa của cây cũng khác biệt rõ rệt đến khoảng 2 tuần

  • 7 – 10 ngày sau cắt tỉa, cây mới bắt đầu tức mắt và đâm chồi
  • 15 – 28 ngày sau cắt tỉa cây mới đóng nụ
  • Và phải mất 35 – 40 ngày cây bắt đầu nở

Với mùa đông lạnh như mọi năm thì khoảng 1,5 tháng thì hoa mới nở rộ. Theo dự báo thời tiết, tháng 12 và tháng 1 sắp tới sau vẫn sẽ lạnh nên thời gian cắt tỉa cho khu vực này sẽ rơi vào đầu tháng 1 dương lịch

4. Dinh dưỡng sau cắt tỉa cho hoa hồng nở rộ đúng dịp Tết Tân Sửu

Hoa hồng sau cắt tỉa sẽ mất khá nhiều cành lá nên khả năng quang hợp tạo chất dinh dưỡng cho cây cũng hạn chế và cần được “ăn” nhiều hơn. Rất nhiều trường hợp sau cắt tỉa cây thiếu dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng chồi điếc, vàng lá gân xanh hoặc đóng nụ sớm, nụ hoa nhỏ.

Để có được vườn hoa xịn, nở to và ngát hương, bạn nên chia 3 đợt phân bón cho cây tương ứng với từng giai đoạn phát triền

Đợt 1: Bón phân kích mầm, chồi cho cây sau cắt tỉa

Sau cắt tỉa, cây cần một lượng đạm lớn để phục hồi và nuôi dưỡng mầm. Nếu bạn nào để ý sẽ thấy vào giai đoạn phát triển, người ta thưởng tăng tỉ lệ đạm (N) cho cây để giúp cành lá lớn nhanh. Loại phân bón phù hợp cho giai đoạn này là Đậu nành Humic

4-phan-bon-dau-nanh-humic-dinh-duong-docneem

Đậu nành humic giàu đạm từ đậu, chuối, trứng

Được ủ từ đậu nành lên men kết hợp trứng và chuối, cây sẽ nhận được một lượng đạm (N) cao để bật mầm, phát triển chồi mạnh. Bạn có thể đặt mua tại đây hoặc các kênh thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada, Sendo

Cách bón như sau:

  • Pha 10ml – 15ml đậu nành humic với 1 lít nước
  • Tưới gốc định kỳ mỗi tuần một lần
  • Nếu bón lá, pha 10ml đậu nành humic với 1 lít nước và lọc sạch cặn trước khi phun
  • Sau khi cây bật mầm dài và chuẩn bị sang giai đoạn đóng nụ (2-3 tuần) thì chuyển qua bón đợt 2

Đợt 2: Bón phân dưỡng mầm, nụ hoa

Đây là giai đoạn quan trọng quyết định chất lượng hoa nở to, đúng form, thơm và cứng cáp. Tại giai đoạn này, cây cần được bổ sung Kali để kháng sâu bệnh gây hại và giúp cây chắc khỏe. Bạn có thể dùng Dịch chuối Humic để bón định kỳ cho đến khi cây chuẩn bị nở hoa, nhìn cây sẽ rất khỏe, đẹp và bắt mắt, chồi dài, nụ rất mập.

Với phần lớn thành phần là chuối, Dịch chuối Humic cung cấp nhiều Kali giúp cây tăng đề kháng và cứng cáp, tăng chất lượng hoa và dự trữ lượng dinh dưỡng cần thiết. Sản phẩm hiện đã có mặt trên Shopee, Tiki, Lazada, Sendo

Cách bón Dịch chuối:

  • Pha 10ml – 15ml dịch chuối humic với 1 lít nước
  • Tưới gốc định kỳ mỗi tuần một lần
  • Nếu bón lá, pha 10ml dịch chuối với 1 lít nước và phun
  • Cây chuẩn bị nở hoa thành dừng và chuyển sang bón đợt 3

Đợt 3: Duy trì dinh dưỡng ổn định

Khi bắt đầu nở hoa, cho bón đợt cuối. Sở dĩ cây đã nở mà lại bón tiếp là do khi nở hoa, cây mất sức rất nhiều. Nếu không dự trĩ dinh dưỡng thì nguy cơ cây kém phát triển say nở hoa và tỉ lệ chồi điếc rất cao. Với giai đoạn này, bạn chỉ cần loại phân bón giải phóng chậm như Neemcake hỗ trợ cây tiếp tục được bổ sung dinh dưỡng. Điều này sẽ giúp lứa hoa hiện tại nở to, đều, rất chuẩn form, màu sắc rất tươi, chuẩn.

5-neem-cake-tri-cuon-chieu-hai-re-hoa-hong-leo-docneem

Neemcake vừa cung cấp dinh dưỡng, vừa diệt cuốn chiếu

Cách bón neemcake rất đơn giản, bạn chỉ cần cày xới đất sâu xung quanh rễ cây, bụi cây, trộn đều với neem cake – 50 – 100g cho cây nhỏ và trung bình hoặc 100g -200g cho cây lớn. Neemcake có khả năng diệt được cuốn chiếu và sùng đất nên bạn cũng có thể tích hơp em ấy cho cây

5. Phòng trừ sâu bệnh gây hại cho hoa hồng ra hoa chuẩn Tết 2021

Đây là công đoạn quan trọng và cần được thực hiện xuyên suốt, rất cần thiết để có lứa hoa đẹp. Một số sản phẩm bạn có thể dùng phòng trị sâu bệnh cho cây bao gồm

Dầu neem nguyên chất ép lạnh

  • Tối ưu nhất trong việc diệt sạch côn trùng gây hại hoa hồng như: bọ trĩ, nhện đỏ, rệp sáp, rệp vảy,..
  • Ép lạnh 100% từ quả và hạt neem nên AN TOÀN cho môi trường, côn trùng có lợi (thiên địch) và cả trẻ nhỏ
  • Hoạt động với cơ chế sinh học riêng biệt, khá phức tạp nên không gây kháng thuốc
  • Khả năng phòng côn trùng gây hại vượt trội, có thể dùng phòng ngừa cả nấm bệnh

Phân bón hữu cơ neemcake (bánh dầu neem)

  • Phân bón hữu cơ trị liệu, có nguồn gốc từ neem và được trộn thêm N, P, K hữu cơ
  • Trị được cuốn chiếu và ốc sên rất thường gặp trên bề mặt giá thể
  • Phòng và diệt được sùng đất, tuyến trùng gây u sùi rễ
  • Hiệu quả chỉ sau 7 ngày sử dụng

Nano bạc nguyên chất

  • Trị sạch nấm bệnh, vi khuẩn gây ra các bệnh như: đốm đen, thán thư, rỉ sắt, u sùi thân – cành – rễ, đen thân, thối thân, phấn trắng, vàng lá, bạc lá, héo xanh,…
  • AN TOÀN, không gây kháng thuốc
  • Hiệu quả nhanh, được sản xuất bởi Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung Ương

Một số mẹo chăm sóc và phòng bệnh thủ công khác

  • Không sử dụng quá nhiều phân đạm
  • Sử dụng nguồn nước sạch để tưới cho hồng
  • Không tưới nước vào lúc chiều tối làm đọng lại nhiều giọt nước trên lá
  • Vệ sinh vườn hồng thường xuyên, thu lá bệnh và tiêu hủy
  • Phun phòng nấm bệnh mỗi tuần 1 lần với Nano bạc nguyên chất theo tỉ lệ: 5ml Nano bạc/1 lít nước, phun ướt đều thân, lá, rễ, giá thể
  • Cách ly ngay cây bệnh khi mới phát hiện cây bị bệnh nên cách ly ngay cây bệnh
  • Hạn chế tưới nước và phun các loại thuốc đặc trị vi khuẩn hoặc thuốc chứa hoạt chất như oxolinic acid, kasugamycin, streptomycin, bronopol
  • Tưới rửa lá thường xuyên vào mùa nắng nóng
  • Phun xịt nước trên lá để rửa trôi, hạn chế sự phát triển của bọ trĩ
  • Trồng xen vạn thọ (bẫy bọ trĩ) hoặc lá húng chanh (đuổi bọ trĩ)
  • Pha và phun phòng với dầu neem nguyên chất phòng bọ trĩtheo tỉ lệ: 1ml dầu neem/ 1ml nước rửa chén/ khuấy đều và hòa tan với 1 lít nước, tuần phun 1 lần

** Lưu ý nhỏ cho bạn cắt tỉa là thường thì số ngày cụ thể, chỉnh xác để hoa nở còn phụ thuộc vào giống hồng, hồng ngoại hay hồng cổ, hồng leo hay hồng bụi,… và nhiệt độ (trời lạnh thời gian đâm chồi, đóng nụ sẽ lâu hơn và ngược lại)

Tinh dầu Neem – Giải pháp hữu cơ an toàn cho vườn hồng của bạn
📌Mua ngay tại đây: https://docneem.com/collections/all
– Tiki: https://bit.ly/docneem-tiki
– Shopee: https://bit.ly/docneem-shopee
– Lazada: https://bit.ly/docneem-lzd
📌Facebook: Tinh dầu neem
📞Hotline tư vấn: 0988.22.1985 – 0946.298.603