Dinh dưỡng trong phân bón hoa hồng – Kỹ thuật bón đúng

bon-phan-cho-hoa-hong

Phân bón là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cối. Nó đóng vai trò chính là cung cấp “thức ăn” để cây tồn tại, sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, bón phân cũng là một nghệ thuật. Rất nhiều bạn lạm dụng, bón không đúng cách khiến cây chẳng những không lớn mà còn “đứt gánh” giữa đường. Vậy nên mọi người hãy cùng Docneem tìm hiểu về dinh dưỡng trong phân bón hoa hồng, cập nhật thêm kiến thức về kỹ thuật bón phân cho hoa hồng để trở thành “con nghiện” thật chuyên nghiệp nhé!

1. Phân bón là gì?

Phân bón là “thức ăn” do con người bổ sung cho cây trồng với nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây. Thành phần dinh dưỡng chính có trong phân bón là: đạm (N), lân (P), và kali (K). Ngoài các chất trên, còn có các nhóm nguyên tố vi lượng… – Theo Wikipedia

1-phan-bon-neem-cake-bon-hoa-hong.jpg

Neem cake – một loại phân bón hữu cơ thông dụng của hoa hồng

Từ nhiều thế kỷ trước, nền nông nghiệp đã khai thác và sử dụng các loại phân bón hữu cơ, vô cơ khác nhau. Nhưng mãi đến khi cuộc cách mạng công nghiệp, phân bón vô cơ mới được được nghiên cứu, phát triển và sử dụng rộng rãi hơn.

2. Vai trò của phân bón

2.1 Vai trò với sự sinh trưởng, phát triển của cây

Phân bón có vai trò khá rõ rệt, hiệu quả cao hơn so với các biện pháp như làm đất, chọn giống,..  trong việc tăng năng suất nếu bón đúng cách. Tiêu biểu như:

  • Nụ, hoa ra nhiều, cứng cáp, hoa to và khả năng đậu quả cao
  • Cung cấp các dưỡng chất cần thiết để cây tích trữ chất hữu cơ như tinh bột, đường, protein…để quả to, nặng ký…
  • Cây phát triển tươi tốt, lớn nhanh

2.2 Vai trò hỗ trợ các biện pháp khác

Sử dụng phân bón kết hợp với các biện pháp canh tác cũng đóng góp 1 phần vai trò không nhỏ cho cây. Một số tác dụng khác của phân bón có thể kể đến như:

  • Cải tạo đất bằng việc bổ sung các loại phân bón hữu cơ, phân bón hữu cơ sinh học,… cho đất xấu, bạc màu, nghèo nàn dinh dưỡng giúp tăng giá trị dinh dưỡng của đất
  • Tăng cường khả năng kháng sâu bệnh của cây. Một cây trồng khỏe mạnh sẽ tự tạo được cơ chế đề kháng cho mình và giúp bạn giảm chi phí cho việc trị bệnh
  • Hỗ trợ khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, giữ ẩm, thoát nước của cây. Một số loại phân bón được dùng với vai trò giữ ẩm cho đất, hạn chế thất thoát dinh dưỡng
  • Điều trị bệnh cho cây với các hoạt chất vốn có. Tiêu biểu nhất là neem cake với hàm lượng hoạt chất Azadirachtin trị sùng đấttuyến trùng rất hiệu quả.

3. Có bao nhiêu loại phân bón?

Hiện nay phân bón cho cây trồng được chia làm 3 nhóm chính là  phân hữu cơ, phân vô cơ (phân hóa học) và phân vi sinh. Sự khác biệt lớn của 3 nhóm phân bón này xuất phát nguồn gốc, chứ không phải là những sự khác biệt trong thành phần dinh dưỡng có bên trong.

3.1 Phân bón vô cơ (phân bón hóa học hay phân bón tổng hợp)

Phân bón vô cơ là những chất vô cơ (hóa học) có chứa một hoặc nhiều các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết dưới dạng muối khoáng được bón vào đất cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

2-phan-bon-vo-co-hoa-hong

Phân bón vô cơ được dùng rộng rãi để chăm sóc cây

Loại phân này mang trong mình một tỷ lệ chất dinh dưỡng cực kỳ cao với đặc tính dễ dàng hòa tan để tăng khả năng hấp thụ của cây, giúp nhanh chóng đạt được kết quả tốt nhất.

3.2 Phân bón hữu cơ

Phân bón hữu cơ là hợp chất hữu cơ dùng làm trong nông nghiệp, hình thành từ phân người, phân động vật, lá và cành cây, than bùn, hay các chất hữu cơ khác thải loại từ nhà bếp.

3-phan-bon-huu-co-hoa-hong-nguon-goc-thien-nhien

Rác thải nhà bếp có thể dùng chế biến phân bón hữu cơ

Phân bón giúp tăng thêm độ màu mỡ, độ tơi xốp cho đất bằng cách cung cấp thêm các chất hữu cơ, chất mùn và bổ dưỡng – Theo Wikipedia

3.3 Phân vi sinh

Phân bón vi sinh là loại phân bón có chứa từ một hoặc nhiều các loại vi sinh vật có ích cho đất. Các vi sinh vật này sẽ phân giải đạm, lân để cây hấp thụ ngay trong đất.

4-phan-bon-vi-sinh-hoa-hong

Bổ sung vi sinh vật có lợi trong đất bằng phân bón vi sinh

Một số loại phân vi sinh vật thường được dùng hiện nay gồm có: phân vi sinh cố định đạm, phân vi sinh phân giải lân, phân vi sinh vật phân giải chất mùn hoặc các hợp chất hữu cơ, phân bón vi sinh vật kích thích, điều hòa tăng trưởng cây,…

4. Hoa hồng nên dùng loại phân bón nào?

Tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu cũng như quy mô khu vườn, bạn có thể chọn cho mình sử dụng từng loại phân bón khác nhau hoặc phối hợp chúng.

5-phan-bon-neem-cake-bon-goc-hoa-hong

Neem cake bón gốc cho hoa hồng giúp diệt cuốn chiếu, tuyến trùng hiệu quả

Về phân bón vô cơ, do tỷ lệ khoáng chất cao nên cây hấp thụ nhanh, hiệu quả cũng rõ rệt hơn các loại phân bón khác. Nhưng nếu dùng phân vô cơ bón gốc, thời gian sau sẽ khiến độ pH của chất trồng giảm dần. Điều này khiến các vi sinh vật có lợi trong đất trồng kém phát triển, chất trồng dần trở nên thoái hóa, chai cứng,…

Mặc khác, phân bón hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn nhiều so với vô cơ do hàm lượng các khoáng đa lượng chỉ chiếm vài %. Khi bón cho hoa hồng, cây hấp thụ cũng chậm hơn nhưng đây lại là môi trường tốt để vi sinh vật có lợi phát triển, cải tạo và làm đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ hơn lại còn thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, bạn nên chọn nơi uy tín để mua, tránh tình trạng mua phải phân chưa được xử lý hoặc ủ hoai mục gây hại lại cho cây.

Tương tự như phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh có hiệu quả chậm nhưng lại an toàn. Nhưng nhược điểm lớn nhất của loại phân bón này là ủ phân bón vi sinh ở dạng thủ công có thể gây ra mất cảnh quan và phát tán mùi hôi, chỉ có thể cung cấp 1 phần, không đủ khả năng cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cho cây trồng.

5. Kỹ thuật sử dụng phân bón cho hoa hồng của Docneem

5.1 Kỹ thuật bón theo giai đoạn phát triển

Như đã đề cập, phân bón rất cần thiết cho cây phát triển. Các khoảng chất trong phân bón cũng được được chia chủ yếu làm 3 nhóm khoáng chất: đa lượng, trung lượng, vi lượng đảm nhận những vai trò khác nhau.

Đa lượng: N, P, K

Đây là nhóm các khoáng chất quan trọng nhất và là thức ăn chính mà hoa hồng rất cần. Chúng ta thường thấy trong công thức phân, được sắp xếp sẵn là N-P-K. Thứ tự này thể hiện nhu cầu của cây qua từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển, cụ thể như sau

– Đạm (N hay Nitơ): thúc đẩy tăng trưởng mầm, chồi, cành, lá phát triển, cần thiết trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây. Nhưng quá nhiều đạm sẽ khiến cây chỉ lo tập tập trung phát triển chiều dài, cành lá không cứng cáp, ít hoặc không có hoa, lá nhợt nhạt, chuyển vàng, hoa nhỏ do chỉ tập trung tăng trường “chiều cao”. Đậu nành humic sẽ là một lựa chọn hoàn hảo cho cây trong giai đoạn này

6-phan-bon-dau-nanh-humic-ho-hong-bat-mam

Phân bón đậu nành humic nguồn gốc từ đậu nành, chuối và trứng giàu đạm

– Lân (P hay Photpho): cần cho sự phát triển của rễ và hình thành nụ, hoa hoa hồng. Thiếu lân cành cây sẽ yếu rớt, không cứng cáp, lá xỉn màu, dễ rụng, cuống hoa yếu và nụ khó đậu, hoa không bung nở được.

– Kali (K): kích thích sự tăng trưởng hoa và nụ, đảm bảo cho cây phát triển tốt. Mặc khác, Kali đặc biệt quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, giúp cây chống chọi tốt với sự tấn công của bệnh, côn trùng, chống khô hạn,… Nếu thiếu K, nụ hoa sẽ kém phát triển, lá có hiện tượng vàng mép, sau ngả sang màu nâu. Kali thường có nhiều trong chuối, do đó nhiều bạn ủ dịch chuối để bón bổ sung K cho hoa hồng cũng rất hiệu quả

7-phan-bon-dich-chuoi-humic-khang-sau-benh-hoa-hong

Phân bón dịch chuối humic giúp hoa hồng kháng sâu bệnh, chồi cứng cáp hơn

Trung lượng: Ca, Mg, Si, S

Tuy cây trồng hấp thụ ít hơn nhóm khoáng chất đa lượng nhưng đây là nhóm thiết yếu được cây hút với số lượng từ hàng chục đến hàng trăm kg/ha mỗi năm

– Canxi (Ca): giúp cây phân chia tế bào và đóng vai trò như một chất giải độc bằng cách trung hòa acid hữu cơ. Song song đó, Ca giúp cây tăng khả năng hút đạm và chống chịu một số loại sâu bệnh của cây trồng tốt hơn. Những loại đất bị chua hoặc đất kiềm mặn hoặc đất đồi dốc rửa trôi nhiều nhưng không bón vôi cũng có thể thiếu canxi.

– Magiê (Mg): Đóng vai trò là nhân của diệp lục, giúp cho cây hút Lân dễ dàng và làm cho sự vận chuyển lân và chất đường trong cây diễn ra nhanh hơn. Đất bón phân kali hoặc super photphat lâu năm thường thiếu Mg.

– Lưu huỳnh (S): nâng cao chất lượng hoa như mùi hương thơm hơn

– Silic (Si): giúp cây cứng cáp giúp cây chống đổ ngã, làm cho bộ lá đứng thẳng. Si cũng giúp lá cây tăng diện tích quang hợp, chống chịu sâu bệnh và khô hạn kết hợp giảm tích lũy các chất độc do kim loại nặng gây ra, giúp cây hấp thụ tốt các loại dinh dưỡng, chống chịu đất nhiễm mặn và ngộ độc hữu cơ.

Vi lượng: Fe, Bo, Zn, Mn, Cu…

Loại này cây chỉ cần 1 lượng rất rất nhỏ. Tuy nhiên nếu thiếu sẽ dễ mắc phải tình trạng vàng lá gân xanh, èo uột không phát triển và chúng cũng lá các khoáng chất thiếu yếu giúp cây tăng cường khả năng kháng bệnh, kháng hạn, quyết định đến chất lượng hoa.

8-hoa-hong-vang-la-gan-xanh-thieu-phan-bon-vi-luong

Hoa hồng bị vàng lá gân xanh do thiếu vi lượng

Vào mùa mưa, cây thường thiếu vi lượng do khoáng chất trong đất dễ bị rữa trôi. Do vậy bạn nên chú ý bổ sung vi lượng cho cây nhé

5.2 Kỹ thuật bón lá và bón gốc

Thứ nhất, khi bón phân qua gốc, hiệu suất sử dụng phân bón của hoa hồng không quá cao cây sử dụng phân bón gốc không cao, chỉ khoảng 35-40%. Điều nay do bộ rễ chỉ hấp thu được một phần khoáng chất ở dạng ion có trong chất trồng để tổng hợp chất hữu cơ (dinh dưỡng) nuôi cây. Khoáng chất còn lại không được sử dụng đến sẽ bị rữa trôi, bốc hơi hoặc tích tụ trong đất (lâu ngày sẽ là hư đất). Thông thường, chúng ta nên dùng loại phân tan chậm để bón gốc, cụ thể như

– Phân bón không vỏ bọc như SRF (Slow Release Fertilizer); IBDU (IsoButylidene DiUrea); phân bón phản ứng môi trường UF (UreaFormaldehyde) và phân bọc lưu huỳnh SCU (Sulfur Coated Urea). Tuy nhiên, công nghệ sản xuất các loại phân này tới nay đã vài chục năm trước và khá lạc hậu.

– Phân tan chậm có kiểm soát (Controlled Release Fertilizer – CRF) được sản xuất với công nghệ đặc biệt tạo ra những hạt phân chứa đầy đủ nhất các chất dinh dưỡng. Những chất dinh dưỡng này điều được phân giải một cách từ từ, khoa học cho tất cả các cây trồng. Thời gian phân giải hết một hạt phân có thể từ 3 tháng đến 2 năm. Cấu tạo của một hạt phân bón chậm tan có kiểm gồm có các lớp polymer bao bọc bên ngoài và phần nhân bên trong là các khoáng chất như N, P, K, Ca, Mg, Bo,… Phân này sau khi bón, nước thấm qua lớp bọc polymer vào trong hạt phân giúp hóa tan các nguyên tố khoáng, khiến chúng khuếch tán qua lớp polymer đi ra môi trường xung quanh cung cấp dinh dưỡng cho cây. Các khoáng chất trong quá trình phân giải sẽ diễn ra đến khi đã khuyếch tán hết ra ngoài môi trường xung quanh hoàn toàn. Khoảng 1-2 năm sau, lớp bọc bên ngoài sẽ tự phân hủy hữu cơ và không ảnh hưởng đến môi trường và nguồn đất. Như vậy với phân bón chậm tan có kiểm soát vấn đề rửa trôi, bay hơi hay tồn đọng của phân bón hầu như đã được giải quyết tối ưu và triệt để.

– Phân bón hữu cơ giải phóng chậm, điểm hình trong giới trồng hoa hồng là neem cake. Đây là loại phân bón hữu cơ, hoàn toàn tự nhiên, có nguồn gốc từ quả và hạt cây neem ép lạnh, giúp tiêu diệt dược tuyến trùng hại rễ và cải thiện kết cấu đất, tăng khả năng giữ nước, tăng cường thông khí cho đất. Ngoài ra, nó còn giúp rễ phát triển tốt, kích thích làm tăng sự phát triển lá, hoa, giúp hoa nở nhiều và sai hơn nên được rất nhiều bạn yêu hoa hồng tin dùng. Mặc khác neem cake còn hạn chế được sự thất thoát đạm trong đất duy trì được dinh dưỡng ổn định và lâu dài cho cây – điều mà hầu hết các loại phân bón vô cơ khó làm được.

Thứ hai, khi bón phân qua lá, chất dinh dưỡng sẽ được cây hấp thụ thông qua khí khổng ở 2 bề mặt lá. Phun bón qua lá cũng giúp cây hấp thụ nhiều khoáng chất hơn do lá có diện tích rộng, dễ tiếp xúc phân bón.

9-phun-phan-bon-qua-la-hoa-hong

Phun phân bón qua lá giúp cây dễ hấp thụ dưỡng chất hơn

Việc bổ sung khoáng chấ qua bón lá sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu cấp kỳ về dinh dưỡng của cây.

Thứ ba, kết hợp bón gốc và bón lá

– Bón gốc: dùng phân hữu cơ, phân vi sinh 1 lần trước khi cắt hoa vài ngày. Định kỳ bổ sung phân dê đã qua xử lý sâu bệnh 3 – 4 tháng/lần

– Bón lá: dùng phân vô cơ hoặc hữu cơ.

  • Sau 8-10 ngày cắt tỉa, khi cây ra mầm đều, bạn nên bổ sung phân có hàm lượng đạm cao và vi lượng tổng hợp để mầm bật tốt, mập hơn và tăng cường khả năng kháng sâu bệnh hại… Mùa mưa, bạn nên giảm hàm lượng đạm và bổ sung lân trong phân bón
  • Sau khoảng 20 ngày cắt tỉa, mầm đã phát triển đến giai đoạn có thể đóng nụ, sẽ bổ sung phân có hàm lượng P, K cao tăng khả năng đậu nụ, hoa nở đạt hơn.

6. Một vài lưu ý khi bón phân cho hoa hồng để đặt hiệu quả cao

Ngoài bón đúng loại, đúng giai đoạn và đúng lúc, bạn cũng nên quan tâm về liều lượng, bón đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất vì

– Dùng phân bón cho gốc quá liều có thể làm cháy rễ, cây chết đi

– Phun phân bón lá quá liều, hoặc phun vào chiều trễ, khi độ ẩm không khí cao, phân có thể đọng lại làm cháy lá

Mức độ gây cháy lá của các loại phân bón được sắp xếp theo thứ tự sai: Phân vô cơ (hóa học) > phân hữu cơ tổng hợp bón lá > phân hữu cơ bón gốc (bón nhiều quá vẫn cháy rễ nhé) > phân tan chậm bón gốc (hiếm khi cháy, chỉ gặp phải quá tay hơi nhiều)

Xét về “tâm hồn ăn uống” thì hoa hồng thật ra không phân biệt được đâu là phân vô cơ, đâu là hữu cơ. Chỉ cần làloại nào phù hợp giai đoạn phát triển dễ ăn thì ẻm thích thôi. Nên quan trọng nhất vẫn là “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” hoa hồng bạn nhé! Chúc bạn chăm hoa thành công.

Tham khảo ngay các sản phẩm phân hữu cơ dạng dung dịch cho cây trồng từ Docneem!

bo-3-phan-huu-co-toan-dien-cho-hoa-hong

phan-bon-hoa-hong

 

MUA NGAY

MUA NGAY

 

Docneem – Giải pháp hữu cơ an toàn cho khu vườn của bạn
📌Mua ngay tại đây: https://docneem.com/collections/all
– Tiki: https://bit.ly/DOCNEEM-tiki
– Shopee HCM: https://bit.ly/DOCNEEM-shopee
– Shopee HN: https://bit.ly/DOCNEEMHN-shopee
– Lazada: https://bit.ly/DOCNEEM-lazada
📌Facebook: Tinh dầu neem
📞Hotline tư vấn: 0988.221.985 – 0946.298.603