Lá hồng vàng lá, gân xanh thiếu vi lượng – Nguyên nhân và cách chữa

  Mọi loại bệnh từ rễ đều được biểu thị qua cành, lá và cuống nụ. Bệnh lá vàng này cũng vậy. Thậm chí nó nguy hiểm hơn rất nhiều bệnh “thiếu vi lượng”, mà ở đây về cơ bản mọi người đều cho rằng là thiếu sắt rồi cố cứu nó theo phương pháp Tây y: Thiếu gì bổ sung nấy. Hoặc từ sắt mà ra pH rồi cố thay đổi pH của đất.

Lá hồng vàng lá, gân xanh thiếu vi lượng - Nguyên nhân và cách chữa

Vàng lá gân xanh do thiếu vi lượng

  “Biểu hiện đặc trưng của bệnh là phiến lá hẹp, khoảng cách giữa các lá ngắn lại, có màu vàng, nhưng gân chính và gân phụ vẫn còn màu xanh và nhỏ, mọc thẳng đứng như tai thỏ, nên có tên gọi bệnh vàng lá gân xanh.” – Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

Nguyên nhân hoa hồng vàng lá gân xanh

  Với cái cây hình dưới do chính tay em trồng, nó không thể thiếu sắt mà nó bị thiếu nhiều thứ, bởi nó bị 1 căn bệnh khác: rễ cực yếu. Và em vừa giải thoát nó từ 1 chậu dùng giá thể bán sẵn. Rễ đã yếu thì nó chả hút được gì đâu ạ, chứ đừng nói đến sắt. Mà đã thiếu đủ thứ thì cả nhà mình không thể nhìn lá đoán ra được thiếu gì đâu. Bên cạnh đó, việc cho cây ăn đạm cá, đạm tương hoặc các loại phân cao đạm đậm đặc khác cũng có thể làm cây bị sốc đạm từ từ khiến lá xanh non bị ngả vàng hoặc lá đỏ bị hoá nâu…

Lá hồng vàng lá, gân xanh thiếu vi lượng - Nguyên nhân và cách chữa

Các biểu hiện của vàng lá gân xanh do thiếu vi lượng

  Rễ yếu thì do quá nhiều nguyên nhân, nhưng về cơ bản thì nguyên nhân chính là do giá thể. Một giá thể đã dùng đất bẩn thì càng trộn thêm nhiều thứ càng làm tình hình tệ thêm, càng cố chữa thì bệnh lại càng nặng. Với giá thể ko dùng đất, thì hiểu biết của em rất hạn chế, nên em không dám ý kiến, tuy nhiên nếu cả nhà mình có dùng loại giá thể này thì lưu ý dùm em món xơ dừa. Về lý thuyết thì xơ dừa cần loại bỏ chất chát tan-anh (tanin). Cơ mà thực tế thì việc xử lý là cả một vấn đề, và điều này được chứng minh trên cây trồng sau một khoảng thời gian dài. Nếu nó tốt, cả nhà mình cứ chỗ cũ mà mua ạ. Của em có 2 cây dùng xơ dừa, dùng lâu nó mùn rồi á, hồi mới mua về tươi tốt lắm, cơ mà sau 5 tháng rễ cứ bị mất dần đi, mặc dù nhìn giá thể rất mịn tơi xốp..

  Như vậy, khi rễ yếu, việc cả nhà mình phải lưu ý đầu tiên là: moi đất kiểm tra rễ. Nếu rễ tốt, thì may quá, chỉ việc thay giá thể. Rễ xấu, đương nhiên thay giá thể và xử lý rễ trước khi trồng bằng giá thể không phân hoặc vùi cát và niệm chú…. Cơ mà, với cây bệnh, thì cả nhà lưu ý dùm em cái giá thể bởi thành phần/công thức của giá thể cũ không có phù hợp nữa.

  Cả nhà đừng thắc mắc rằng, một số cây, cũng có biểu hiện tương tự nhưng ở mức nhẹ hơn nhiều thì có thể cho trứng bia, trứng sữa chua… kèm tricho-bacillus là nó khỏi, bởi vì nó nhẹ và các cây đó được trồng trên giá thể dùng đất sạch, hoặc 1 số cây rễ trần mới trồng rễ chưa phát triển nên việc hút dinh dưỡng còn kém… Để kê được đơn trứng khuấy, vo gạo… như trên, thì phải điều tra cái giá thể phát ốm mới dám kê, chứ 1 giá thể tồi mà cho ăn đồ tươi thì thách kẹo em cũng chả dám kê.

Lá hồng vàng lá, gân xanh thiếu vi lượng - Nguyên nhân và cách chữa

Một phán đoán sai lầm sẽ khiến bệnh càng trầm trọng

Em nhắc lại chút, thứ tự ưu tiên của đất nên dùng như sau: đất sạch tinh khiết nó có nguồn gốc phong hoá từ nham thạch núi lửa như đất đỏ, đất đồi phía dưới lớp mặt rồi đến đất khác như bãi bồi phù sa, tiếp theo là nhóm “đất vườn, đất ruộng màu, đất ruộng lúa…” có nguồn gốc bồi tích từ rất nhiều loại nên bẩn hơn, muốn dùng lâu dài thì nên xử lý.

Sử dụng phân bón đậu nành humic

Một trong những loại phân bón em hay dùng để bổ sung đạm, giúp kích rễ mầm cho cây rất tốt là phân bón đậu nành lên men Humic.

Đậu nành lên men Humic – Kết hợp Trứng – Chuối nguyên chất

Lá hồng vàng lá, gân xanh thiếu vi lượng - Nguyên nhân và cách chữa

Chế phẩm đậu nành humic bổ sung vi lượng cho hoa hồng

1. Đậu nành: Giàu đạm (Protein)

2. Cung cấp dưỡng chất dinh dưỡng cân đối và đầy đủ cho cây trồng ( đa lượng, trung lượng, vi lượng, vitamin, khoáng chất, acid amin … )

3. Kích ra rễ khỏe, mầm mập và ra chồi cực mạnh

4. Giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, cứng cáp: Hoa sai, to, đậm màu và bền hoa, lâu tàn, nẩy nhiều mầm nụ, mầm lộc

5. Cải tạo đất: giúp đất tơi xốp, tăng độ mùn cho đất

6. Tăng sức đề kháng, cây khỏe, phòng chống sâu bệnh

7. Tạo lập hệ vi sinh vật hữu ích và tăng mật độ vi sinh vật hữu ích trong đất

8. Bảo vệ bộ rể và hỗ trợ khả năng hấp thu dưỡng chất của cây trồng

9. Phân hủy các dưỡng chất khó tan trong đất giúp cây trồng hấp thu dễ dàng

10. Hạn chế lá vàng, rụng lá trên cây, giúp bộ rễ phát triển mạnh

Thương hiệu Docneem được đăng ký bảo hộ thương hiệu tại cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Tinh dầu Neem – Giải pháp hữu cơ an toàn cho vườn hồng của bạn
📌Mua ngay tại đây: https://docneem.com/collections/all
– Tiki: https://bit.ly/docneem-tiki
– Shopee: https://bit.ly/docneem-shopee
– Lazada: https://bit.ly/docneem-lzd
📌Facebook: Tinh dầu neem
📞Hotline tư vấn: 092.8888.208 – 0988.22.1985