Giá thể – Yếu tố cốt lõi xây dựng nền móng cho hoa hồng – Phần 2

gia-the-trong-cay

Như Docneem đã đề cập ở phần 1 của “Giá thể – Yếu tố cốt lõi xây dựng nền móng cho hoa hồng” thì một giá thể cơ bản được cấu tạo bởi 4 thành phần gồm: thể hạt, thể lỏng, thể khí và sinh vật đất. Song song đó, 4 loại nguyên liệu thường dùng để trộn giá thể gồm có: đất, vật liệu làm tơi, vật liệu làm xốp và phân bón. Vậy thì, có một công thức chung nào cho giá thể hay không? Mọi người hãy cùng tìm hiểu tại phần 2 của “Giá thể – Yếu tố cốt lõi xây dựng nền móng cho hoa hồng” nhé!

1. Các công thức trộn giá thể thường dùng

Tùy thuộc nhu cầu của cây và ưu nhược điểm các thành phần, giá thể được chia làm 5 loại cơ bản là (1) dài hạn, (2) ngắn hạn, (3) cây non, (4) cây lớn và (5) cấp cứu cho cây

Công thức chung phố biến nhất và tương đối (không phải chuẩn 100% nhé) phù hợp cho hoa hồng sẽ phối trộn được các nguyên liệu cơ bản, đảm bảo gần với tỉ lệ sau:

Với vùng có nhiều mưa, bạn nên giảm đất và tăng chất tạo xốp lên để đảm bảo giá thể thoát nước tốt, tránh tình trạng ứ nước gây thối rễ. Nếu dùng đất sét, giá thể cần được bổ sung thêm vật liệu làm tơi theo tỉ lệ:

  • 35% đất sét
  • 15% cát
  • 40% nguyên liệu làm tơi xốp
  • 10% phân chuồng (hoặc neem cake)

2. Công thức cho giá thể dài hạn

Giá thể dài hạn sẽ bền vững, hạn sử dụng lâu (có thể lên đến 2 năm) và hạn chế trộn các vật liệu hữu cơ. Nó khá phù hợp với bạn không có không gian trồng cây, bắt buộc trồng trong một không gian hẹp và không có điều kiện để thay giá thể liên tục. Ưu điểm của loại giá thể dài hạn này là sử dụng các loại vật liệu có thể tái chế được như đá bọt núi lửa. Tuy nhiên, giá thành lại không hề rẻ như xơ dừa hay trấu,…

1-da-perlite-tron-gia-the-hoa-hong-docneem

Đá perlite có màu trắng được dùng trộn giá thể để tăng độ xốp

Thành phần giá thể dài hạn gồm có đất, đá bọt size nhỏ để tạo tơi và đá bọt (hoặc xỉ than) size trung để tạo xốp và phân chuồng. Công thức như sau:

  • 45% đất
  • 10% đá bọt size nhỏ (3-5mm)
  • 30% đá bọt, xỉ than size lỡ (8-12mm)
  • 10% phân chuồng

** Đá bọt bạn có thể dùng đá perlite. Loại đá này sử dụng rất phổ biến trong giới yêu hoa hồng

3. Công thức cho giá thể ngắn hạn

Đúng với tên gọi, giá thể ngắn hạn có thời gian sử dụng khá ngắn (4 – 8 tháng), mỗi năm phải thay đến 2 lần để đảm bảo không gây hại cho cây. Nguồn gốc của sự ngắn hạn này là do nguyên liệu trộn giá thể. Ban đầu, những vật liệu trộn làm cho đất rất tơi xốp nhưng sau một khoảng thời gian, các vật liệu này bị biến chất, không còn giữ được hình dáng và kích thước ban đầu làm chất lượng cũng bị thay đổi và gây hại cho cây. Tuy độ tơi vẫn còn, giá thể vẫn thoát nước tốt nhưng độ xốp không còn và giá thể đã bị mùn hoá khiến chúng thay đổi hoàn toàn về mặt hoá học.

2-xo-dua-lam-toi-xop-gia-the-docneem

Xơ dừa là nguyên liệu giá thể quen thuộc với giá rẻ và dễ tìm mua

Phần lớn giá thể này sử dụng các vật liệu có sẵn như trấu, xơ dừa, vỏ lạc dập. Tuy có giá rẻ nhưng phải thay liên tục và dễ bị sùng đất. Loại này phù hợp hơn với bạn có nhà, vườn rộng rãi, nhiều thời gian chăm cây. Công thức trộn thường dùng cho loại giá thể này thường là:

  • 35% – 50% đất
  • 40% trấu, xơ dừa
  • 10% – 25% phân chuồng

** Mẹo nhỏ để dùng giá thể tốt hơn là bạn hãy dùng các loại đá bọt có size nhỏ cho cây nhỏ, và size lớn kết hợp size lỡ cho cây lớn trong chậu lớn. Nếu cây yếu, nên hạn chế trộn phân, hoặc dùng giá thể cát cấp cứu cho cây nhé!

4. Những rủi ro thường gặp với giá thể hoa hồng

Sùng đất trong giá thể ăn rễ cây

Vào các tháng mùa mưa từ tháng 8 – 10, sùng đất nở rộ. Nhiều bà con ở vùng duyên hải miền Trung đi săn tụi này để mang về ăn. Vừa là món đặc sản, vừa là góp phần tiêu diệt sùng đất – theo Wikipedia

Nguyên nhân là do những loại phân chuồng như của động vật ăn cỏ (trâu bò dê ngựa, phân tằm, các loại giá thể bã cafe, mùn cưa…) là loại thức ăn ưu thích của sùng đất (ấu trùng bọ cánh cứng). Do đó khi ăn những loại giá thể này, có thể chúng sẽ “lạc trôi” hoặc tưởng nhầm rễ cây là phân bón rồi “vô tình” nhai cụt luôn cả rễ

3-sung-dat-trong-gia-the-hoa-hong-troi-mua-docneem

Sùng đất ẩn nấp trong giá thểthường xuất hiện vào mùa mưa

Chính do đó nên phân trùn và phân của những loài lông vũ như gà, vịt, chim ít thấy xuất hiện ấu trùng này hơn. Để hạn chế tình trạng xuất hiện sùng đất trong giá thể, bạn nên xử lý kỹ phân trước khi bón hoặc thay hẳn phân chuồng thành neem cake để trị.

Cuốn chiếu xuất hiện trên bề mặt giá thể

Sự xuất hiện của cuốn chiếu thường dễ bắt gặp vào mùa mưa. Nguyên nhân chính không hẳn là do giá thể vì mưa khiến độ ẩm đất cao, tạo ra môi trường ưa thích cho cuốn chiếu (đôi khi có cả ốc nhỏ nữa). Anh này nhỏ nhưng vẫn ăn rễ non của hoa hồng nên bạn có thể rãi một lớp mỏng 0.5cm neem cake trên mặt chậu để diệt chúng. Đây là mẹo được khá nhiều bạn trồng hoa tin dùng.

4-neem-cake-tron-gia-the-tri-sung-dat-docneem

Neem cake trộn giá thể được nhiều bạn yêu hoa tin dùng

Rủi ro về phân bón kém chất lượng trong giá thể

Với phân bón tự làm, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề này (vì tự làm mà). Tuy nhiên, nếu bạn không có thời gian và điều kiện ủ phân thì nên cân nhắc chọn mua tại nơi uy tín để đảm bảo chất lượng vì đôi khi phân chuồng được bổ sung một loại phân hoá học nào đấy khiến công dụng trở nên thần thánh nhưng nguy hại cho cây. Dễ thấy nhất là loại chỉ bón vài nắm cho một cây mà mầm bật tua tủa cả vườn nhưng đi kèm với nó là hiện tượng tất cả lá non đều ngả màu vàng lợt (phân chuồng không thể gây bật mầm mạnh mẽ như vậy được vì lượng đạm khá thấp)

Phân chưa hoai mục

Các loại phân chuồng chưa được ủ cho hoai mục nát mà chỉ được sấy khô thường chỉ để dùng bón trên mặt chậu chứ không thể trộn vào giá thể được. Nếu trộn, không những khiến lá bị non vàng mà nguy cơ nhiễm sùng đất, vi sinh vật hại rễ cây, mầm cỏ cũng nhiều hơn.

Đá núi lửa, đất nung, xỉ than loại nhanh mùn

Tình trạng này ít khi gặp phải. Nhưng nếu “xui xẻo” mua nhầm hàng đểu thì sẽ gặp ngay, nhất là xỉ than kém chất lượng do người sản xuất trộn 1 phần than cám với bùn ao để làm chứ không dùng than cám đóng ép lại thành khuôn như trước.

5-xi-than-dap-nho-tron-gia-the-docneem

Xỉ than được đập nhỏ ra làm vật liệu tạo xốp cho giá thể

Nó khiến xỉ than nhanh chóng biến thành bùn nhão, dất nhanh tơi, mịn ra, dễ ứ nước, thối đất cát gây ứ nước, thối rễ, vàng lá và khiên cho cây chết dần

Các loại giá thể không sử dụng đất nhanh hết hạn

Bạn nào để ý thì sẽ thấy khi trộn phân hoai mục như dê, bò, trùn thay cho đất và trộn với các nguyên liệu làm tơi xốp khác sẽ thấy cây tốt lên được một vài tháng, sau đó chững lại, lá non hay bị vàng. Đây là do giá thể đã hết chất dinh dưỡng và đang có những dấu hiệu gây hại ngược lại cho cây nếu không thay mới kịp thời.

5. Một số kinh nghiệm thực tế khi trộn giá thể cho cây

Thứ nhất, giá thể nhiều đất sét, đất sình, trộn cùng phân bò không nên dùng trong mùa mưa vì tầm khoảng 4 tháng với tình trạng lúc nào cũng ẩm ướt khiến giá thể nhanh xẹp, rễ cây bị chèn ép, khó hoạt động, cây yếu dần và chết.

Thứ hai, tự trộn giá thể gây khó khăn với bạn không có nhiều không gian hoặc sống ở chung cư vì mỗi lần chỉ trộn được một ít. Ai trồng tầm 20 chậu thì vừa thay xong hết chắc chuẩn bị thay thêm lần nữa nếu dùng giá thể ngắn hại. Đấy là còn chưa kể đến việc dọn dẹp đống hỗn độn sau khi trộn nữa.

Thứ ba, giá thể có trộn lẫn lộn các loại đá sau 3 tháng mượt mà, rễ bung lụa đá bắt đầu mủn ra, biến mất, giá thể xẹp và bết dần bắt buộc bạn phải thay mới. Nên nếu không có nhiều thời gian, bạn nên trộn nhiều hơn các loại đá như popper, pumice, perlite. Trong 3 loại này thì Docneem ưu tiên perlite nhất vì khả năng thoát nước và tạo độ xốp tốt. Kế đến là purmice độ với rỗng thông thoáng cực ổn, và cứng bền. Còn popper dù ko bị hỏng, nhưng cấu tạo hình dáng ko bám đất, trộn vào nhìn cứ kiểu đất đằng đất, hạt đằng hạt và khá nhẹ nên cũng dễ trồi dần lên trong khi cấu tạo của pumice rất bám đất.

Thứ tư, tỉ lệ đá quyết định đất khô ráo nhanh hay chậm. Nếu khu vực càng ẩm thì càng cần tỷ lệ đá nhiều, để giá thể không quá ẩm ướt, giúp Oxi len lỏi vào đất nhiều hơn để rễ hô hấp nên bạn sẽ phải cân nhắn vào thời tiết, nơi đặt chậu để điều chỉnh tỉ lệ đá, tuần suất tới cây. Nắng nóng nhiều thì giảm tỷ lệ đá xuống, ẩm ướt nhiều thì tăng tỷ lệ đá lên.

6-gia-the-nhieu-da-perite-docneem

Giá thể được trộn nhiều perlite

Thứ năm, phân bón hiện nay rất đa dạng và phong phú (cả phân hữu cơ và vô cơ). Khi bón phân, bạn cần chú ý quan sát xem loại phân nào phù hợp với cây nhà mình nhé. Với xu hướng hữu cơ hiện nay thì Docneem vẫn ưu tiên dùng các loại phân hữu cơ có đầy đủ các thành phần cho cây như N, P, K kèm có bổ sung trung vi lượng, để cây có thể phát triển chắc khoẻ đầy đặn từng giai đoạn.

Thứ sáu, mùa mưa khiến vi lượng trong đất, giá thể dễ bị rữa trôi là cây thiếu vi lượng dẫn đến vàng lá gân xanh. Bạn đừng quên bổ sung vi lượng cho cây vào mùa mưa nhé

7-vang-la-gan-xanh-do thieu-vi-luong-gia-the-docneem

Vàng lá gân xanh trên hoa hồng do vi lượng trong giá thể bị rữa trôi

Thứ bảy, cây chỉ có thể hấp thụ được phân bón khi rễ đã vào trạng thái ổn định và phát triển tốt. Không nên bón phân vô tội vạ cho cây khi rễ quá yếu vì rễ không chỉ không thể hấp thụ mà có có thể “tèo” luôn

Cuối cùng và quan trọng nhất vẫn là lắng nghe và hiểu xem cây đang cần gì. Luôn phải quan sát mọi thì thầm và dấu hiệu từ cây và cả môi trường xung quanh để chọn cái phù hợp nhất cho cây, cho vườn nhà mình bạn nhé

Xem lại phần 1 “Giá thể – Yếu tố cốt lõi xây dựng nền móng cho hoa hồng”

Tinh dầu Neem – Giải pháp hữu cơ an toàn cho vườn hồng của bạn
📌Mua ngay tại đây: https://docneem.com/collections/all
– Tiki: https://bit.ly/docneem-tiki
– Shopee: https://bit.ly/docneem-shopee
– Lazada: https://bit.ly/docneem-lzd
📌Facebook: Tinh dầu neem
📞Hotline tư vấn: 0988.22.1985 – 0946.298.603