Chọn và chăm cây cảnh không chỉ cần lựa chọn những loại cây thích hợp với môi trường trong nhà mà còn cần đúng loại phân bón cây cảnh mới có được một không gian như ý, điểm tô và làm “xanh” cho ngôi nhà. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn e ngại về mùi của các loại phân bón gây cảm giác khó chịu và chưa biết cách chăm sóc cây cảnh. Nếu vậy, hãy cùng Docneem tham khảo bài viết sau để tích lũy thêm kinh nghiệm bạn nhé!
1. Phân bón cây cảnh là gì
Cây cảnh (hoặc cây kiểng) là một số loại thực vật được chăm sóc, gieo trồng và tạo dáng công phu, thường dùng làm vật trang trí hay một chi tiết trong thuật phong thủy – theo Wikipedia
Để cây cảnh cần xanh tươi, phát triển tốt sum xuê thì không thể thiếu phân bón. Phân bón cây cảnh giúp chăm sóc cho kiểng lá, cây cảnh, hoa cảnh. Các loại phân bón cây cảnh thường được sử dụng có thể kể đến là phân bón gốc, phân bón lá.
Phân bón cây cảnh hỗ trợ lá phát triển xanh tốt
Những loại phân bón này có thể là phân bón hữu cơ hoặc phân bón hóa học (phân bón vô cơ) cơ tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, với lối sống xanh đang được hưởng ứng mạnh mẽ như hiện nay thì các loại phân bón hữu cơ vẫn là ưu tiên hàng đầu
2. Chăm sóc cây cảnh, kiểng lá, cây trồng chậu cần những gì?
Phần lớn các loại cây cảnh trồng chậu muốn sinh trưởng ổn định, phát triển rễ lá rất cần nước và phân bón, đặc biệt là với hoa hồng hoặc các giống hoa hồng leo. Bạn có thể tham khảo thêm về các kỹ thuật chăm sóc hoa hồng TẠI ĐÂY
Một số lưu ý về nước tưới cho chậu cây cảnh
- Chậu cây càng nhỏ càng cần tưới nhiều lần vì lượng nước tồn tại trong giá thể ít
- Cây mọng nước (xương rồng, sen đá,..) tưới ít nước hơn các loại cây khác, cây thủy sinh. Thông thường, bạn có thể kiểm tra nhu cầu nước của cây bằng cách bới đất lên khoảng 1-2 đốt ngón tay, nếu đất khô thì tưới, ẩm thì không cần tưới
- Cây cảnh “không có nhu cầu” sinh trưởng tiếp thì hạn chế tưới, chỉ tưới đủ nước để duy trì sự sống của cây
- Chọn nguồn nước tưới sạch. Không dùng nước nhiễm phèn, mặn, nước bẩn để tưới vì dễ gây cháy lá, bệnh về vi khuẩn, nấm mốc hại cây
- Nước máy (nước cung tên) cần để 1-2 ngày cho bay hết Clo trong nước trước khi tưới
- Nên tưới 1 ngày 2 lần vào thời gian sáng 7-8h hoặc chiều từ 16-17h hàng ngày (tưới vào trưa nắng dễ gây cháy lá, tưới buổi tối dễ gây nấm lá)
Nước tưới cũng quyết định khá nhiều đến sự phát triển của cây
Kinh nghiệm dùng phân bón cây cảnh
Docneem nhận thấy rằng, cây trồng ngoài hấp thụ dinh dưỡng qua rễ còn có thể hấp thụ qua lá. Song song đó, lá cây với diện tích bề mặt tiếp xúc rộng nên khả năng hấp thu dinh dưỡng cũng cao hơn. Do đó, 2 phương pháp dùng phân bón cây cảnh phố biến hiện nay có thể kể đế là bón góc và bón lá. Xem thêm các loại phân bón lá tại đây
Với cây trong chậu làm kiểng, bạn cần cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây sinh trưởng và phát triển. Vì lúc này, nguồn dinh dưỡng của cây phụ thuộc 1 nửa vào dinh dưỡng có trong giá thể, nửa còn lại là khả năng quang hợp.
Những loại cây để bàn hoặc đặt trong nhà lại cần phân bón cây cảnh đặc hiệu vì khả năng quang hợp bị hạn chế rất nhiều. Các loại phân nước như dịch chuối humic hoặc đậu nành humic được lựa chọn bón giúp cây dễ hấp thụ nhanh phân giải và cây mau chóng sử dụng được. Tuy nhiên nếu ngại mùi, bạn cũng có thể sử dụng phân bón cây cảnh cơ bản với các loại phân tan chậm, trộn cùng đất khi thay hoặc sang chậu mới cho cây
2 loại phân bón cây cảnh ngoài trời nhiều dinh dưỡng
Những loại cây cảnh lá cần nhiều đạm (N) và kali (K) và các nguyên tố vi lượng để phát triển và giúp chồi lá cứng cáp, tăng khả năng quang hợp. Trái lại, các loại cây cảnh hoa như hoa hồng, thân thảo lại cần nhiều lân (P) và kali (K). Bạn có thể tham khảo các loại phân bón cây cảnh hữu cơ và quy trình chăm sóc cây tại đây
Cuối cùng, thời điểm bón phân cũng vô cùng quan trọng. 90% người trồng cây cảnh lâu năm cho biết thời điểm dùng phân bón cây cảnh thích hợp nhất là vào đầu hoặc gần cuối mùa mưa, vào mùa thu, xuân hàng năm.
3. Bốn loại phân bón cây cảnh không mùi nên dùng
Khác với cây cảnh trồng ở sân vườn, các loại cây cảnh trong nhà sinh trưởng và phát triển khá tốt với hàm lượng dinh dưỡng thấp. Tuy nhiên, phân bón cây cảnh trong nhà nếu có mùi sẽ gây khó chịu. Do đó, Docneem đã tổng hợp 4 loại phân bón cây cảnh không mùi chăm sóc cây gồm
Phân bón vi lượng
Phân bón vi lượng là loại phân bón cây cảnh giúp bổ sung vi lượng bị rửa trôi, giúp cây tăng cường khả năng tổng hợp diệp lục, lá xanh tăng cường khả năng quang hợp
Phân bón cây cảnh giàu vi lượng
Phân bón dưỡng mầm lá
Cây cảnh sau khi mắc bệnh, cần nhiều dinh dương để phục hồi rất cần loại phân bón dưỡng mầm lá. Đặc biệt là những cây còi cọc, suy dinh dưỡng, lá ít, chậm phát triển
Phân bón cây cảnh giàu đạm
Phân bón 7 ngày
Loại phân bón cây cảnh chuyên biệt cho cây trong tình trạng đã ổn định, muốn bật mầm nhiều và hoa nở sai to, đúng form, được bổ sung thêm 30% Kali humate, giúp cải tạo đất tốt hơn, thải độc đất. Mua ngay tại đây
Phân bón rong biển siêu kích rễ dạng viên nén
Loại phân bón hữu cơ giải phóng chậm từ phân bò ủ, rong biển và được bổ sung các khoáng chất đa lượng, thích hợp dùng bón lót hoặc trộn cùng đất để duy trì nguồn dinh dưỡng lâu dài
Cây cảnh làm cho không gian sống của bạn thêm phần sinh động, đầy màu sắc. Mong là những chia sẻ bên trên của Docneem sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để chăm sóc cây nhé!
Tham khảo ngay bộ 3 phân bón cây cảnh không mùi từ Docneem
MUA NGAY | MUA NGAY | MUA NGAY |
—
Tinh dầu Neem – Giải pháp hữu cơ an toàn cho vườn hồng của bạn
📌Mua ngay tại đây: https://docneem.com/collections/all
– Tiki: https://bit.ly/docneem-tiki
– Shopee: https://bit.ly/docneem-shopee
– Lazada: https://bit.ly/docneem-lzd
📌Facebook: Tinh dầu neem
📞Hotline tư vấn: 0988.22.1985 – 0946.298.603