Phân bón vi lượng – Bí quyết chăm hoa hồng xanh mướt mùa hè

phan-vi-luong

Vốn là loài cây ưa nắng, tuy nhiên hoa hồng cũng không thể chống lại những tác động tiêu cực do nắng gắt gây ra. Cường độ nắng quá cao khiến cây héo rũ, hấp thụ dinh dưỡng kém, cây còi cọc và dễ bị sâu bệnh hại tấn công. Để hoa hồng xanh mướt và khỏe mạnh vào thời điểm này, bạn cần quan tâm nhiều hơn trong việc chăm sóc cây để đảm bảo cho cây điều kiện phát triển phù hợp nhất. Ngoài việc phòng bệnh, bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu thì có một vấn đề mà người chăm cây thường bỏ qua. Đó chính là phân bón vi lượng. Chất vi lượng có thật sự quan trọng cho cây hay không? Ở bài viết này, Docneem sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc này và chia sẻ với bạn những bí quyết chăm cây mùa hè cực kỳ hữu ích.

1. Phân bón vi lượng là gì?

Các chất nói chung được công nhận là vi lượng tố không thể thiếu (cần thiết cho cuộc sống) là: asen, crôm, sắt, flo, iốt, coban, đồng, mangan, molypden, selen, vanađi, kẽm và thiếc – theo Wikipedia

phan-bon-vi-luong-thuc-day-qua-trinh-trao-doi-chat-cua-cay

Phân bón vi lượng giúp tăng quá trình vận chuyển chất của cây

Phân bón vi lượng bổ sung các chất mà cây cần để duy trì sự phát triển toàn diện. Các chất này tuy không cần nhiều như phân bón đa lượng nhưng lại đóng góp rất lớn cho quá trình trao đổi chất và quyết định chất lượng của cây. Các chất vi lượng chủ yếu cho cây bao gồm Fe, Mn, Cu, Zn. Phân bón vi lượng làm tăng quá trình vận chuyển chất ở cây trồng, từ đó tăng năng suất và chất lượng của cây và hoa.

2. Tại sao mùa hè cây cần bổ sung phân bón vi lượng?

Vi lượng thường dễ bị rửa trôi sau mỗi lần tưới, đặc biệt với cây trồng chậu. Mùa hè, tần suất tưới nước tăng cũng làm cây dễ bị thiếu vi lượng hơn. Các chất này không có sẵn trong đất trồng, nhất là đất trồng lâu năm không được cải tạo, sẽ khiến cây khó tự tổng hợp lại được. Vì vậy, bạn cần chủ động bổ sung phân bón vi lượng để cân bằng dinh dưỡng cho cây và giúp tránh được tình trạng thiếu chất, dẫn đến hiện tượng vàng lá, gân xanh gây mất thẩm mỹ và làm giảm hiệu quả quang hợp, trao đổi chất của cây.

vi-luong-bi-rua-troi-sau-moi-lan-tuoi

Vi lượng bị rửa trôi sau khi tưới nước cho cây

3. Bí quyết chăm sóc hoa hồng xanh mướt mùa hè

Cường độ nắng cao, kéo dài vào mùa hè ở miền Bắc khiến lá cây héo rũ, nhạt màu và cây còi cọc. Để bảo vệ cho cây vượt qua giai đoạn nắng nóng, việc cân đối ánh sáng, nước tưới, dinh dưỡng và phòng trị bệnh cho cây là vô cùng quan trọng.

◼️ 2 Bước chống nóng mùa hè cho hoa hồng

Để chống nóng cho hoa hồng, ngoài việc bổ sung nước thường xuyên, bạn cũng nên lưu ý tới thời gian nắng trực tiếp cũng như nhiệt độ của giá thể.

Tưới nước cho hoa hồng mùa hè

Nhu cầu nước vào mùa này của cây rất lớn, cây dễ bị thiếu nước và héo rũ. Tưới nước cho cây vào những ngày này cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Lựa chọn thời điểm tưới vào lúc mát trời, tránh khi trời nắng gắt. Nên tưới 2 lần / ngày vào sáng sớm và chiều mát.
  • Nhu cầu tưới của cây to, cây nhiều nhanh non sẽ lớn hơn. Mật độ cây mỏng cũng là yếu tố khiến nước ở mặt chậu bay hơi nhanh hơn
  • Có thể di chuyển cây vào bóng mát trong 15 phút trước khi tưới sẽ giúp cây không bị sốc nhiệt, đặc biệt là cây con
  • Hạn chế tưới nước lên lá khi trời nắng nóng. Nên tưới đẫm để nước ngấm đều trong đất. Tránh việc chỉ tưới ướt mặt chậu mà đất phía dưới vẫn còn khô, như vậy nước sẽ bay hơi rất nhanh và không đáp ứng được lượng nước mà cây cần.

Giữ mát và làm ẩm đất trồng cho cây

Ngoài việc tưới nước theo nhu cầu của cây, việc giữ mát cho giá thể là rất cần thiết. Bạn có thể sử dụng bèo ao, mùn cưa, xơ dừa, vỏ lạc hoặc rơm rạ phủ trên mặt đất. Việc này giúp bầu đất được giữ mát và duy trì được độ ẩm phù hợp. Từ đó tạo điều kiện cho rễ cây phát triển, hút được nhiều nước và dinh dưỡng nhất có thể.

Thêm nữa, lựa chọn chậu trồng cũng rất quan trọng. Nên chọn các loại chậu có diện tích lớn hơn một chút so với kích thước cây để giúp cây có độ thông thoáng. Sử dụng các loại chậu nhựa chuyên dụng dành cho cây cảnh có khả năng cách nhiệt tốt sẽ hạn chế làm nóng bộ rễ vào những ngày hè. Hơn nữa, chậu nhựa cũng giúp bạn dễ dàng di chuyển cây tới những vị trí mát hơn, giảm thời lượng nắng trực tiếp không cần thiết cho cây.

chong-nong-cho-hoa-hong-mua-he

Chống nóng và bảo vệ cây hoa hồng khỏi ánh nắng gay gắt mùa hè

Nếu trồng ở vườn rộng, sử dụng các vật liệu tránh nắng là một lựa chọn tốt hơn. các loại lưới che bằng nhựa tối màu sẽ làm giảm cường độ nắng cho cây. Khả năng cắt nắng của lưới có thể tới 50% – 80%. Đặc biệt, các loại lưới này thường nhẹ, dễ thi công lắp đặt, giá thành vừa phải và có độ bền từ 3-5 năm.

◼️ Phòng bệnh cho hoa hồng mùa hè

Sức đề kháng giảm vào mùa hè là cơ hội cho sâu bệnh hại tấn công. Các loài côn trùng bọ trĩ, nhện đỏ, sâu ăn lá… khá phổ biến trong thời gian này. Bạn nên sử dụng các sản phẩm hữu cơ như Dầu neem nguyên chất để trị bệnh cho cây. Các chất bảo vệ thực vật rất dễ làm cháy lá cây vào mùa này. Song song với việc trị bệnh, bạn nên cắt tỉa cây thường xuyên để đảm bảo độ thông thoáng cũng như làm giảm mật độ của côn trùng gây hại. Tuy nhiên, việc cắt tỉa nên tránh vào những đợt nắng kéo dài khiến cây khó hồi phục. Nên cắt tỉa khi trời mát và có nhiệt độ ổn định.

phong-benh-cho-hoa-hong-mua-he

Phòng côn trùng, nấm bệnh hại hoa hồng mùa hè

Nếu như bạn cho rằng mùa hè nắng nóng, cây sẽ không bị nấm bệnh tấn công thì hoàn toàn sai lầm. Thời tiết nóng ẩm mùa hè và sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm hoàn toàn có thể giúp nấm bệnh sinh sôi. Đặc biệt, những trận mưa rào với lưu lượng lớn trong nhiều ngày liên tiếp hoặc chế độ tưới nước không phù hợp sẽ tạo điều kiện cho nấm lây lan. Để phòng và trị nấm bệnh, bạn nên hạn chế tưới nước vào buổi tối, phun Nano bạc để phòng và trị bệnh và thường xuyên dọn dẹp lá tàn, hoa bệnh và giữ gốc cây luôn sạch sẽ.

Đối với cây khỏe mạnh, Giấm gỗ sinh học cũng là một lựa chọn tốt để phun phòng bệnh cho cây. Ngoài công dụng xua đuổi côn trùng, phòng nấm, Giấm gỗ còn có tác dụng cải tạo đất rất tốt. Vào thời điểm cây nhạy cảm như mùa hè thì những sản phẩm hữu cơ như vậy vừa hiệu quả, lại hạn chế được tình trạng cháy lá, sốc thuốc ở cây.

◼️ Phân bón cho hoa hồng mùa nắng nóng

Cũng giống như các mùa khác, hoa hồng vẫn cần đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo sự sống. Bạn nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ để hạn chế tình trạng nóng gốc, ngộ độc phân ở cây, đồng thời cũng sẽ giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Phân bón cho hoa hồng mùa hè vẫn cần dảm bảo đủ các dinh dưỡng chính cần thiết là các chất đa lượng. Tuy nhiên, không phải lúc nào cây cũng cần N, P, K với lượng lớn như nhau. Theo giai đoạn phát triển, cây sẽ cần nhiều hơn một số chất để thúc đẩy sự phát triển của một số bộ phận.

Giai đoạn cần đẩy mầm lá, cây sẽ cần nhiều Đạm (N) hơn. Trong khi Lân (P) lại cần cho giai đoạn đẩy nụ, giúp cây tạo hoa và hạn chế chồi điếc. Kali ở các giai đoạn sẽ giúp cây cứng cáp, hoa ra chuẩn form và đậm màu. Bộ 3 phân bón toàn diện Docneem đáp ứng đủ dinh dưỡng chính cho hoa hồng vào các giai đoạn này. Với Đậu nành Humic giàu Đạm, Phân bón Kích hoa giàu Lân và Dịch chuối Humic với hàm lượng Kali cao sẽ giúp cây của bạn có đủ các dưỡng chất quan trọng.

Ngoài chất đa lượng, phân bón trung, vi lượng cũng rất cần thiết. Các chất này tuy nhỏ nhưng lại giúp cây cân bằng được dinh dưỡng, có đề kháng tốt và cải thiện chất lượng của cây. Phân bón Đạm cá Mỹ giàu chất trung lượng, dễ hấp thụ đặc biệt phù hợp với những cây bệnh, cần được cung cấp dinh dưỡng nhanh trong thời gian ngắn. Các chất trung lượng cũng giúp cây cải thiện đề kháng. Trong khi đó, Phân bón vi lượng lại nên được bổ sung xen kẽ trong suốt quá trình phát triển của cây. Do các chất vi lượng ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất nên việc bổ sung chúng đầy đủ cho cây hàng tháng sẽ giúp cho cây luôn bóng mượt. Cây thiếu vi lượng sẽ có biểu hiện vàng lá gân xanh rất rõ ràng. Tình trạng này kéo dài sẽ làm cây quang hợp và trao đổi chất kém. Từ đó dinh dưỡng cần thiết không được vận chuyển đến các bộ phận của cây khiến cây ngày càng còi cọc và khiến việc bón phân trở nên vô nghĩa.

phan-bon-vi-luong-ho-tro-cay-phat-trien-toan-dien

Phân bón vi lượng hỗ trợ cây phát triển toàn diện

Mùa hè, bạn cũng nên hạn chế bón phân vào những ngày nắng nóng. Đây là một trong những điều tối kỵ khi chăm sóc hoa hồng. Bạn cũng nên có lịch bón cây phù hợp với môi trường và tình trạng cụ thể của cây. Không nên cố gắng bón quá nhiều loại phân cùng một lúc. Tần suất tốt nhất là 1 lần / tuần. Bạn nên sử dụng xen kẽ các loại phân để cân bằng dinh dưỡng cho cây thay vì bón tất cả cùng một lúc.

Chúc các bạn có một mùa hè với vườn cây rực rỡ.

Tìm hiểu thêm các kiếm thức chăm cây và các sản phẩm của Docneem tại đường link bên dưới.

phan-bon-vi-luong

phan-bon-dam-ca-my

dau-nanh-humic

MUA NGAY
PHÂN BÓN VI LƯỢNG EDTA
MUA NGAY
PHÂN BÓN ĐẠM CÁ MỸ
MUA NGAY
ĐẬU NÀNH HUMIC

Thương hiệu Docneem – Giải pháp hữu cơ an toàn cho vườn hồng của bạn

📌Mua ngay tại đây: https://docneem.com/collections/all

– Tiki: https://bit.ly/docneem-tiki

– Shopee: https://bit.ly/docneem-shopee

– Lazada: https://bit.ly/docneem-lzd

📌Facebook: Tinh dầu neem

📞Hotline tư vấn: 0988.22.1985 – 0946.298.603

a