Công dụng của Neem – Thần dược chữa bá bệnh (Phần 1)

la-neem

Lá Neem hiện nay được biết là có chứa nimbin, desacetylnimbinase nimbinene, nimbolide, nimbandial và quercentin.

Lá Neem đã cho thấy tiềm năng trong các lĩnh vực sau:

  • Lá Neem có hiệu quả trong điều trị nhiễm ký sinh trùng.
  • Một dung dịch 10% chiết xuất lá Neem đã được tìm thấy có tính kháng virus.
  • Các nghiên cứu về thời gian đông máu trong huyết tương bằng cách sử dụng nọc độc của rắn độc Russel đã chứng minh rằng chiết xuất lá Neem chứa một chất ức chế đông máu. Điều này biện minh cho việc sử dụng nó trong điều trị các vết cắn độc.
  • Tổng số chiết xuất lá Neem đã cho thấy khả năng bảo vệ cho gan hiệu lực.
  • Chiết xuất lá Neem đã cho thấy hoạt tính chống viêm loét đáng kể (anti-ulcer).
  • Tinh dầu từ lá Neem tươi có tác dụng diệt trừ nấm.
  • Chiết xuất lá Neem cho thấy hiệu quả đáng kể chống viêm.
  • Chiết xuất lá Neem đã cho thấy giảm mức độ tổn thương niêm mạc dạ dày gây ra do stress.
  • Chiết xuất từ lá, vỏ và hạt Neem cho thấy tính chất kích thích miễn dịch của Neem, trong đó có hiệu lực chống HIV.

CẤP CỨU KHỞI ĐẦU (FIRST AID)

Với tính chất kháng trùng (antibactirial), kháng vi-rút (anti-viral), kháng viêm (anti-inflammatory), làm hạ sốt (anti-pyretic: fever reducing), neem có thể được dùng ngay đầu tiên trong những tai nạn bất ngờ xảy đến sau đây:

1.VẾT CẮT, VẾT TRẦY: Rửa vết thương với xà bông neem, thoa một lớp kem nhẹ có ít nhất 1% dầu neem và băng lại. Đối với vết thương lớn, uống trà neem hay ăn vài lá neem để tăng cường hệ miễn nhiễm. 

2.VẾT PHỎNG: Lập tức thoa dầu lá neem lên chỗ phỏng và trườm đá lạnh. Nếu vết phỏng nổi mụn nước hoặc da bị trắng thì băng vết phỏng lại sau khi thoa dầu lá neem. Tiếp tục thoa kem cho đến khi vết phỏng được lành hoàn toàn. Da bị phỏng nắng cũng được chữa trị bằng thoa dầu lá neem. Người thực hành sẽ thấy giảm rất nhiều chứng rát, ngứa, và tróc da. 

3.BONG GÂN, VẾT BẦM TÍM 

*Thuốc đắp có thể dùng một trong những cách sau:

-Thoa dầu lá neem hay dầu neem.

-Lấy bột lá neem khô hòa với nước rồi đắp lên vết bong gân.

-Giã nát lá neem tươi đắp lên vết bong gân.

Sau khi đắp thuốc, băng vết lại rồi trườm lạnh. Việc này giúp gia tăng máu lưu thông nơi vết thương, làm giảm bầm tím, giảm đau, ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy việc chữa lành.

*Uống trà lá neem để giảm đau và giảm viêm.

4.ĐAU TAI: Đau tai thường do nhiễm trùng vùng giữa tai hay viêm ống tai ngoài. Nhỏ thuốc neem vào tai để giảm đau, giảm viêm, và diệt trùng gây đau tai. Ngoài ra uống thêm trà lá neem để giảm đau và kích thích sự đáp ứng của hệ miễn nhiễm. Để làm thuốc neem chữa đau tai, gĩa một tép tỏi rồi cho vào trong một muỗng càphê dầu dừa hay dầu mè đã được hâm nóng. Để nguội, hơn nhiệt độ cơ thể một chút, thêm 5 giọt rươu neem hay dầu neem, rồi nhỏ vào bên trong mỗi tai. Dùng chút bông gòn để lau dầu dư và ngăn dầu chảy ra ngoài.

5.SỐT: Người lớn muốn hạ sốt uống hai ly trà neem (5 lá neem mỗi ly). Sau bốn tiếng lập lại nếu cần.

CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG

BỆNH DO VI KHUẨN

6.VIÊM HỌNGPhần đông cho thấy rằng rượu neem từ chữa lành và giảm đau rất tốt. Một ống nhỏ giọt đầy rượu neem pha với nước sục sục trong họng và giữ trong một phút cho phép neem trực tiếp tiếp xúc với chỗ nhiễm trùng. Xúc miệng và uống trà lá neem 4 đến 6 lần mỗi ngày cho đến khi hết viêm họng.

7.BỆNH LAO: Phương cách điều trị truyền thống là uống trà lá neem hay xông hơi lá neem vài lần mỗi ngày. 

8.NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM: Uống trà lá neem sẽ làm dịu đau bụng, diệt trừ vi khuẩn và giảm nhiều triệu chứng không hay xảy ra.

BỆNH DO VIRUT

9.BỆNH TRÁI RẠ HAY THỦY ĐẬU (CHICKENPOX)Gĩa nhuyễn lá neem thoa lên vùng da nhiễm bệnh. Neem làm giảm những cơn ngứa , tăng cường sự chữa lành và ngừa thẹo. Nấu nước tắm với ít nhất 20 lá neem và xà bông neem. Uống trà neem loãng trong trường hợp trẻ em bị nặng, ba lần mỗi ngày trong ba ngày sẽ tăng cường hệ miễn nhiễm và hạ sốt. Nơi người lớn, bệnh xảy ra thường nặng hơn và có thể kéo dài cả tháng hay lâu hơn (10 ngày nơi trẻ em), có các biến chứng và để thẹo nhiều hơn. Việc điều trị với neem nên tiếp tục suốt thời gian bị bệnh và người lớn có thể ăn 10 lá neem hàng ngày.

10.BỆNH GIỜI LEO (HERPES ZOSTER – SHINGLES): Neem là chất kích thích hệ miễn nhiễm mạnh chữa trị bệnh zona nếu uống trà lá neem trong thời gian mắc bệnh. Neem cũng có thể vô hiệu hóa hoạt động của virut nên ngăn chặn virút sinh sôi không để bệnh zona không bùng phát. Nếu các vết giời leo xuất hiện, thoa dầu neem hay đắp lá neem gĩa nhuyễn sẽ giảm đau và giúp da mau lành. Uống trà lá neem cho đến khi triệu chứng lắng dịu đi.

11. LỞ MÔI, NỔI MỤN NƯỚC DO HERPES: Khi mụn nước vừa bắt đầu, uống trà lá neem sau bữa ăn sáng và chiều; đồng thời thoa dầu lá neem vào vết lở. Việc này có thể ngăn chặn mụn nước phát triển. Nếu mụn nước phát triển, tiếp tục vừa uống vừa thoa cho đến khi các mụn nước rộ ở mức cao nhất. Sau đó chỉ tiếp tục thoa dầu lá neem cho đến khi vết lở được lành.

12. CẢM LẠNH: Trong suốt mùa lạnh uống trà lá neem một hay hai lần một tuần để kích thích hệ miễn nhiễm và tăng chất kháng sinh. Nếu bị cảm lạnh, uống trà lá neem ba lần một ngày và hít hơi nước từ một lít nước nấu với 20 lá neem sẽ làm giảm các triệu chứng. Việc này cũng giúp ngăn ngừa các nhiễm trùng thứ cấp do viêm mũi.

13. BỆNH CÚM: Cũng giống như bệnh cảm lạnh, phòng ngừa là cách tốt nhất. Uống trà lá neem một hay hai lần mỗi tuần suốt mùa lạnh hay mùa cảm cúm. Nếu bị cúm, uống trà lá neem đều đặn sẽ giúp giảm các triệu chứng và mau khỏi hơn. Nấu 30 lá neem trong một lít nước rồi hít hơi nước này sẽ giúp hệ hô hấp và đường thông mũi tránh được nhiễm trùng thứ cấp xảy ra ở cơ quan khác trong cơ thể.

14.VIÊM GAN SIÊU VI B (HEPATITIS – VIRAL TYPE B): Uống trà lá neem có thể cung cấp các hợp chất làm giảm lượng virus và bảo vệ gan.

15.VIÊM GAN SIÊU VI A (HEPATITIS – VIRAL TYPR A): Để phòng ngừa, uống trà lá neem sau khi ăn cá nếu nghi ngờ cá nhiễm kí sinh trùng. Nếu bị bệnh, uống mỗi ngày ba ly trà lá neem trong hai tuần.

16.BỆNH TĂNG BẠCH CẦU ĐƠN NHÂN NHIỄM KHUẨN: Bệnh cần được điều trị ngay với trà lá neem ba lần một ngày trong hai tuần. Thời gian và cường độ bệnh sẽ giảm nhiều nếu thực hành cách này.

Theo: Y sĩ Kim Tuyến

(Còn tiếp)