Có nên dùng thuốc kích mầm hoa hồng hay không? Lý do gì mà cây vươn cao nhưng không bật mầm gốc hoặc cành bên? Có những cách nào để cây bật mầm gốc?… là những câu hỏi Docneem nhận được gần đây.
Đặc biệt là với sự xuất hiện của Enzym T90, những câu hỏi thắc mắc về tính an toàn cũng như công dụng cũng xuất hiện nhiều hơn. Một số bạn mới tập trồng do không tìm hiểu kỹ, mua phải những sản phẩm không chất lượng hoặc không biết cách dùng khiến cây chết rất nhiều.
Nếu đang băng khoăn về cách kích mầm hoa hồng cũng như lưu ý khi sử dụng T90, bạn hãy tham khảo ngay bài viết này để chăm hồng được tốt hơn nhé!
(1) Không bôi quá nhiều thuốc kích mầm hoa hồng
Khá nhiều bạn trồng hoa hồng khá bỡ ngỡ với khái niệm mầm gốc. Để nói một cách dễ hiểu, mầm gốc chính là những mầm/chồi mọc lên ở phần gốc thân cây mẹ. Nếu cây được chăm sóc tốt, đủ dinh dưỡng thì những mắt ngủ ở phần gốc sẽ phát triển.
Mầm gốc của hoa hồng
Tuy nhiên, không phải số lượng mầm nhiều sẽ tốt cho cây. Rất nhiều bạn tìm đủ cách để kích mầm cho cây trong khi không cấp đủ dinh dưỡng, hoặc cây rất yếu dẫn đến tình trạng chết cây. Do đó, khi sử dụng thuốc kích mầm hoa hồng, bạn chỉ nên bôi 2-3 chỗ mỗi lần. Việc này hạn chế tối thiểu tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng khiến cây không nuôi nổi
(2) Không dùng T90 kích mầm với cây bệnh, cây yếu
Hoa hồng cũng giống như chúng ta, nếu mắc bệnh hoặc “thể trạng” không tốt thì việc sản sinh mầm mới cũng khiến cây gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, với cây nhiễm bệnh bọ trĩ – một trong số các loại bệnh phổ biến nhất trên hoa hồng thì việc kích mầm lúc này lại hoá ra vô nghĩa. Những mầm mới sẽ bị bọ trĩ hút nhựa, dinh dưỡng dẫn đến tình trạng lá xoăn, chồi thui đen hoặc thậm chí chai cứng và không phát triển.
Lá quăn queo do bọ trĩ gây hại
Nếu muốn dùng thuốc kích mầm hoa hồng cho những cây bệnh này, bạn nên ưu tiên trị bệnh cho cây và dưỡng cho cây khoẻ trước
- Cây mắc bệnh bọ trĩ, nhện đỏ, rệp sáp, rệp vảy: khuấy đều 5ml Dầu neem + 5ml nước rữa chén (hoặc 10ml nước bồ hòn) và pha loãng trong 1 lít nước, phun trị 2-3 lần/ tuần
- Cây mắc bệnh do vi khuẩn, nấm (đốm đen, thán thư, phấn trắng, đen thân-cành, u sùi,…): pha loãng 10-15ml Nano bạc với 1 litd nước và phun ướt đẫm 2 mặt lá/thân đến khi lá bệnh vàng rụng hoặc vết bệnh khô hẳn
Cây yếu, mắc bệnh do nấm hoặc bị côn trùng tấn công (bọ cánh cứng, ong xén lá,…): pha loãng 10ml giấm gỗ với 1 lít nước sạch, phun tưới vào cây lá và gốc, phun 2 lần/tuần để phòng trị bệnh
(3) Cung cấp đủ dinh dưỡng trước và sau khi dùng thuốc kích mầm hoa hồng T90
Bổ sung dung dưỡng, đặc biệt lá đạm trước khi bôi thuốc kích mầm hoa hồng được xem là một trong các bước quan trọng. Cây đủ dinh dưỡng, mầm gốc mọc lên sẽ to khoẻ hơn rất nhiều và lớn nhanh. Bạ có thể dùng đậu nành humic hoặc đạm cá mỹ để bón cho cây trước khi bôi thuốc kích mầm T90
Bộ 3 phân bón hoa hồng hữu cơ Docneem
Sau khi thấy cây nứt mắt, chồi non đã bật, chúng ta vẫn nên tiếp tục bón phân cho cây tương ứng với 3 giai đoạn phát triển
- Phân bón hữu cơ Đậu nành humic: khi cây bắt đầu mọc mầm, trước lúc chuẩn bị đóng nụ
- Phân bón hữu cơ kích hoa: khi lá chuẩn bị già, chồi phía trên nhỏ lại và sắp đẩy nụ
- Phân bón hữu cơ Dịch chuối Humic: bón lúc nụ hoa to bằng kích thước hạt ngô để nụ to, hoa chắc khỏe, đậm màu và lâu tàn
(4) Kết hợp phương pháp cắt tỉa để tạo tán tròn đều
Dựa trên nguyên lý phát triển ưu thế đỉnh ở cây, việc cắt tỉa cho cây hoa hồng rất quan trọng. Bởi hàm lượng Auxin có trong đỉnh chồi giúp các mầm của cây “ngủ đông”. Nếu bạn đã có khung hoa hồng khoẻ, việc cắt tỉa cây sẽ giúp đánh thức các mầm bên, tán cây sẽ đều và đẹp hơn rất nhiều so với việc chỉ dùng thuốc kích mầm hoa hồng
- Cắt khi hoa gần tàn, không nên chờ tới lúc hoa khô héo
- Cắt tỉa những cành khô, già, chết, cành bị hỏng hoặc cành xấu, cành tăm
- Vị trí cắt tỉa tối ưu là 4-6 mắt lá, tính từ ngon (cây leo thì cắt 3-4 mắt lá là được)
- Vệ sinh kéo, dụng cụ cắt tỉa trước khi cắt với cồn hoặc nano bạc để diệt khuẩn
- Kết hợp bôi keo liền sẹo hoặc nano bạc vào mặt vết cắt để ngừa nấm bệnh xâm nhập
- Phun phòng bệnh với nano bạc tỉ lệ 5ml/ 1 lít nước, định kỳ 1 lần/ tuần
Cắt tỉa sau khi hoa tàn giúp chồi bên phát triển, tán tròn đều
Tham khảo thêm về cắt tỉa hoa hồng
(5) Bôi T90 kích mầm liều lượng bao nhiêu là đúng?
Với Enzym T90 Docneem, bạn pha loãng với nước theo tỉ lệ 1:1 (ví dụ 10ml T90 thì pha loãng với 10ml nước). Sau đó, dùng tăm bông thấm dung tích và bôi lên mắt ngủ của cây một cách nhẹ nhàng. Khi bôi, hạn chế tác động mạnh lên mầm vì có thể sẽ khiến mầm bị dập, gảy và không mọc lên được. Mầm cây sẽ mọc trong vòng 5-7 ngày
Ngoài ra, T90 còn được dùng làm thuốc kích mầm hoa lan, thuốc kích mầm cho cây và đặc biệt là bonsai, hoa mai. Tuy nhiên, những loại cây này thời gian sinh trưởng lâu hơn hoa hồng, nên thời gian để mầm mọc cũng lâu hơn. Bạn có thể tham khảo thêm Thuốc kích mầm T90
Thuốc kích mầm T90 100% từ mầm lúa gạo, kích mầm siêu tốc
Trên đây là những lưu ý khi dùng thuốc kích mầm hoa hồng Docneem tổng hợp được bằng kinh nghiệm cá nhân và tham khảo được. Nếu có thắc mắc hoặc bất kỳ câu hỏi gì, bạn có thể gọi ngay Hotline hoặc gửi tin nhắn tại Fanpage, các kênh Shopee, Tiki, Lazada của Docneem để được tư vấn nhé!
MUA NGAY ENZYME T90 SIÊU KÍCH MẦM GỐC |
MUA NGAY BỘ 3 PHÂN BÓN HỮU CƠ TOÀN DIỆN |
—–
Thương hiệu Docneem – Giải pháp hữu cơ an toàn cho vườn hồng của bạn
Mua ngay tại đây: https://docneem.com/collections/all
– Tiki: https://bit.ly/docneem-tiki
– Shopee: https://bit.ly/docneem-shopee
– Lazada: https://bit.ly/docneem-lzd
Facebook: Tinh dầu neem
Hotline tư vấn: 0988.22.1985 – 0946.298.603