Hướng dẫn chi tiết chiết cành hoa hồng, rễ tua tủa cứng cáp

Chiết cành hoa hồng là phương pháp giúp nhân giống hoa hồng mà bạn yêu thích một cách tiết kiệm chi phí. Chỉ với những bước hướng dẫn đơn giản, dễ hiểu bạn sẽ thành công ngay lần đầu. Thành quả là cành chiết cứng cáp và rễ tua tủa trắng mập. Theo dõi ngay cùng Docneem bạn nhé.

1. Cách chiết cành hoa hồng và chăm sóc hoa hồng

Trước khi bắt tay vào thực hiện, ta sẽ cần nắm sơ qua về khái niệm chiết cành hoa hồng là gì? Theo đó, chiết cành hoa hồng chính là phương pháp tách rời cành ra khỏi thân cây mẹ bằng biện pháp bó bầu xung quanh thân cành.

Tại vị trí bó bầu, phần thân phát triển thành rễ và hình thành cây mới. Khi lượng rễ phát triển đủ nhiều, ta đem cắt cành và trồng như một cây con bình thường. Phương pháp này giúp nhân giống hàng loạt và tiết kiệm chi phí. Mặc dù chiết cành hơi tốn thời gian. Tuy nhiên, tỷ lê sống sẽ cao hơn so với phương pháp giâm cành hoa hồng.

chiet-canh-hoa-hong-docneem

Cành chiết hoa hồng đúng sẽ cho rễ tua tủa cứng cáp

1.1. Khi nào thì nên thực hiện chiết cành hoa hồng

Đối với chiết cành hoa hồng, bạn có thể thực hiện quanh năm. Tuy nhiên lý tưởng nhất vẫn là 2 vụ:

  • Tháng 2-4
  • Tháng 8-10

Thời điểm này thời tiết ấm áp và lượng mưa không quá nhiều sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong quá trình chiết cành. Song song đó, tỷ lệ thành công cũng cao hơn. Ngoài ra, sau Tết cũng là đợt tàn hoa, cây không bị mất sức nên tỷ lệ sống cao hơn.

1.2. Dụng cụ chiết cành hoa hồng

Trước khi chiết cành hoa hồng, bạn cần chuẩn bị:

  • Dao bén hoặc lưỡi lam đã tiệt trùng, không mang mầm bệnh
  • Kéo tỉa
  • Dây quấn hoặc băng nhựa
  • Bịch nilon trong đã cắt nhỏ vừa tay
  • Đất bó bầu: có thể sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau, đặc tính của chúng là giữ ẩm, thông thoáng và có khả năng bám dính cao, giàu dinh dưỡng

a. Bầu chiết thông thường

Để chiết cành hoa hồng thành công thì bạn cần chuẩn bị bầu đất đạt chuẩn. Đối với phương pháp truyền thống, bầu đất được làm từ đất phù sa trộn với trấu hun (tỷ lê 2:1).

Các loại giá thể trồng cây trộn sẵn cũng là một lựa chọn vì nó thoát nước tốt, lại giàu dinh dưỡng. Giá thể SOILMIX của Monrovia là loại giá thể sạch bạn có thể cân nhắc. Các nguyên liệu của SOILMIX được nhập khẩu 100% và cân bằng dinh dưỡng. Chỉ cần trộn thêm 1 ít đất để tăng tính bám dính là bạn đã có bầu chiết tuyệt vời để bắt đầu chiết cành hoa hồng.

chiet-canh-hoa-hong-docneem

Đất SOILMIX tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt

Xem thêm sản phẩm đất trồng cây SOILMIX tại đây.

Cách chuẩn bị: trộn đất thành hỗn hợp, sau đó thêm nước để tăng tính bám dính cho bầu đất. Sao cho nắm thành nắm/ viên mà không rỉ nước là được

b. Bầu chiết bằng rễ bèo tây (lục bình)

Ngoài loại bầu chiết thông thường, ngày nay mọi người thường thay thế bằng rễ bèo tây. Đặc tính của loại nguyên liệu này là thoát nước tốt lại dễ tìm.

chiet-canh-hoa-hong-docneem

Cách chuẩn bị: bèo tây hay còn gọi là lục bình ta loại bỏ đi phần lá, rửa sạch và phơi khô để diệt hết nấm bệnh. Trước khi chiết, ta ngâm rễ bèo tây trong nước. Sau đó vắt ráo nước, kiểm tra độ ẩm bằng cách bóp chặt vật liệu. Nếu thấy nước hơi rịn ra ngón tay là tốt nhất.

1.3. Lựa chọn cành chiết phù hợp

Đối với chiết cành hoa hồng, bạn có thể tiến hành với cả giống hồng nội và hồng ngoại. Không cần quá lo lắng vì tỷ lệ thành công đối với chiết cành khá cao. Nhưng lưu ý, cần chọn những cành hoa bánh tẻ, mập tươi, khỏe mạnh. Đoạn dài của cành từ ngọn đến chỗ chiết không quá 25cm.

1.4. Các bước thực hiện chiết cành hoa hồng

Bước 1: Khoanh vỏ: Dùng dao khía 1 đoạn dài khoảng 15 – 20 mm xung quanh thân cây. Sau đó, dùng mũi dao bóc vỏ xung quanh và cạo sạch lớp màng mỏng biểu bì đi.

Mục đích chính là giúp dinh dưỡng đi lên từ rễ, đi qua phần thân gỗ trao đổi chất và nuôi ngọn cây. Sau khi chuyển xuống bị ngắt quãng, hình thành vết sùi ngay tại vết cắt. Từ đó giúp cho cành dễ ra rễ.

Bước 2: Chờ khô: Sau khi cạo sạch lớp vỏ, ta để khô vết cắt từ 3-7 ngày. Lúc này bạn sẽ thấy được chỗ vết cắt sẽ sùi lên.

chiet-canh-hoa-hong-docneem

Bước 3: Sau khi vết cắt khô và hình thành vết sùi. Ta bắt đầu bọc kín bằng đất hoặc bằng rễ bèo tây.

Thao tác như sau: Dùng hỗn hợp đất đã trộn, ốp quanh chỗ vết cắt tạo thành bầu đất to hình trái cau. Thực hiện tương tự với bèo tây.

Trong lúc giữ chặt bầu, dùng miếng nilon quấn quanh bầu đất sao cho vừa chặt kín là được. Lưu ý, khi chiết cành hoa hồng, nên quấn chặt 2 đầu để hạn chế xâm nhập bởi vi khuẩn, vi sinh vật…làm hỏng, chết cành chiết.

Bước 4: Đợi rễ con vươn dài

Sau khi đắp bầu, sẽ mất khoảng 15-20 ngày đối với giống hồng nội để cây ra rễ ngay tại vết cắt. Còn đối với giống hồng ngoại thì sẽ mất tầm 20 – 25 ngày. Kiểm tra dễ dàng khi nhìn xuyên qua lớp nilon trong suốt ngay tại bầu.

chiet-canh-hoa-hong-docneem

Bước 5: Cắt cành và trồng mới:

Sau khoảng 20 – 25 ngày tùy vào giống hồng nội và hồng ngoại mà bạn có thể cắt cành và trồng mới.

Cách làm như sau để hoàn tất quá trình chiết cành hoa hồng:

  • Dùng dao bén đã sát trùng cắt lìa cành chiết ra khỏi cây mẹ
  • Mở bỏ lớp nilon, ta sẽ nhìn thấy rễ đâm tròn trắng đều
  • Chuẩn bị đất trồng, lưu ý là đất phải tơi xốp. Đất trồng nên chứa ít hoặc không chứa phân bón. Vì rễ đang rất non trẻ, khi gặp phân bón nồng độ cao sẽ dễ gặp tình trạng xót phân
  • Nên cắt bỏ bớt ngọn và lá để thân tập trung dinh dưỡng nuôi thân rễ và sinh trưởng.
  • Đào lỗ và đặt bầu đất vào, chỉ ngập khoảng 1cm từ bầu chiết trở lên. Nếu sâu quá cây khó phát triển hoặc gặp tình trạng úng gây chết cành chiết.
  • Đặt cây vào trong bóng mát từ 1-3 ngày, sau đó cho cây tiếp xúc từ từ với ánh nắng. Nếu không cây sẽ khô héo dần và chết.
  •  Trong khoảng 7-10 ngày đầu. Bạn chỉ cần giữ ẩm chứ không tưới nước. Có thể dùng bình nước phun sương phun đều từ gốc đến ngọn.

2. Chăm sóc hoa hồng sau chiết cành:

Sau khi chiết cành hoa hồng thành công, bạn nên để cây nghỉ. Tránh việc lạm dụng phân bón thời gian này. Vì hiện cây vẫn còn rất yếu dễ gặp tình trạng xót phân. Sau đó có thể sử dụng các loại phân bón kích rễ, hỗ trợ cây sinh trưởng trong thời gian đầu. Phân bón kích rễ Bioroot Docneem là chế phẩm hữu cơ sinh học. Giàu Potassium Humate và các chất dinh dưỡng thúc đẩy sự phát triển của rễ, đặc biệt dùng được cả cho cây yếu.

chiet-canh-hoa-hong-docneem

Cách dùng: pha khoảng 7-8ml phân bón Bioroot trong khoảng 1 lít nước sạch. Tưới gốc sau mỗi 7-10 ngày.

Sau khi cây vươn mầm lá rồi, bạn có thể cho cây tiếp xúc với nắng nhẹ. Lúc này, bạn có thể sử dụng các loại phân thiên đạm, pha loãng và bón lót cho cây. Mục đích là cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển.

Các loại phân bón giàu đạm nhà Docneem hiện có như đậu nành Humic, hỗ trợ bật mầm chồi lá, giúp cung cấp dưỡng chất cân đối và đầy đủ cho hoa hồng. Bên cạnh đó, hệ vi sinh vật có ích tồn tại trong phân bón sẽ giúp tăng mật độ vi sinh vật có lợi trong đất. Tạo môi trường cho hoa hồng phát triển ổn định.

chiet-canh-hoa-hong-docneem

3. Yếu tố quyết định thành bại khi chiết cành hoa hồng:

Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chiết cành, đó là:

Chiết cành non đang ra hoa. Việc này làm giảm tỷ lệ thành công khi chiết cành hoa hồng. Ta chỉ chiết khi cành đó đã ra từ đợt hoa thứ 2

Không cạo sạch lớp biểu bì sau khi lột vỏ. Điều này sẽ làm cây nhanh liền sẹo hơn. Từ đó cây không hoặc rất khó đâm rễ, dẫn đến việc chiết cành hoa hồng thất bại và phải làm lại từ đầu.

Chúc bạn chiết cành và chăm sóc hoa hồng thành công. Liên hệ ngay với Docneem để được tư vấn chi tiết bạn nhé!

chiet-canh-hoa-hong-docneem

cach-lam-GE-chuoi-docneem

cach-lam-GE-chuoi-docneem

XEM THÊM

XEM THÊM

XEM THÊM

—–

Docneem – Giải pháp hữu cơ an toàn cho khu vườn của bạn 

Mua ngay tại đây: https://docneem.com/collections/all

– Shopee HCM: https://bit.ly/DOCNEEM-shopee

– Shopee HN: https://bit.ly/DOCNEEMHN-shopee

– Lazada: https://bit.ly/lazada-docneem

Facebook: Docneem Việt Nam

Hotline tư vấn: 0988.221.985 – 0946.298.603