Cách tự làm phân bón hữu cơ tại nhà cho người mới bắt đầu

cach-lam-phan-huu-co

Cách tự làm phân bón hữu cơ tại nhà cho người mới bắt đầu

Lượng rác thải mỗi ngày tại Việt Nam ngày càng lớn, trong khi việc phân loại rác tại nguồn chưa thực sự được quan tâm. Trong đó, rác thải hữu cơ hoàn toàn có thể tận dụng và sử dụng làm phân bón hữu cơ giúp giảm áp lực cho hệ thống xử lý rác. Docneem sẽ hướng dẫn các bạn cách làm phân hữu cơ rất đơn giản mà bạn có thể tự làm tại nhà.

1. Phân bón hữu cơ là gì?

Phân hữu cơ là hợp chất hữu cơ dùng làm trong nông nghiệp, hình thành từ phân động vật, lá và cành cây, than bùn, hay các chất hữu cơ khác thải loại từ nhà bếp. Phân bón giúp tăng thêm độ màu mỡ, độ tơi xốp cho đất bằng cách cung cấp thêm các chất hữu cơ, chất mùn và bổ dưỡng – theo wikipedia

2. Phân bón hữu cơ có những thành phần nào?

Phân bón hữu cơ được tạo nên nhờ bốn thành phần chính: các chất hữu cơ, độ ẩm, oxy và vi khuẩn. Các chất hữu cơ như giấy, thân, lá cây và các chất thải có khả năng phân hủy sinh học. Hỗn hợp này nên có đầy đủ chất màu nâu và chất màu xanh. Chất màu nâu như rơm rạ, cây khô, vỏ quả khô… sẽ cung cấp carbon, trong khi các chất màu xanh như rau củ thừa, bã cà phê… sẽ sản sinh nitơ. Độ ẩm từ 40 đến 60% là độ ẩm lý tưởng để các vi sinh vật phân hủy.

Độ ẩm là một yếu tố quan trọng của phân bón hữu cơ, không nên để hỗn hợp ủ quá khô hoặc quá ướt. Trong quá trình ủ nên đảo trộn thường xuyên để hỗn hợp có đủ oxy để hỗ trợ các chất hữu cơ phân hủy. Khi các điều kiện trên đã đầy đủ, vi sinh vật sẽ bắt đầu hoạt động và các chất hữu cơ bắt đầu phân hủy.

3. Các bước cơ bản tự làm phân bón hữu cơ tại nhà

Chọn thùng và vị trí đặt thùng phân bón hữu cơ phù hợp

Tùy vào lượng rác thải để ủ phân bón mà chọn dung tích thùng chứa phù hợp, thùng từ 20 – 120 Lít là phù hợp. Chất liệu nên là nhựa hoặc gỗ và có lỗ thoát nước. Nếu là thùng kín thì thời gian ủ sẽ lâu hơn, có thể khoan vài lỗ nhỏ trên thùng để thoát nước.

dat-thung-chua-phan-bon-huu-co-xa-noi-sinh-hoat

Thùng chứa phân bón hữu cơ nên đặt xa nơi sinh hoạt

Vị trí đặt thùng ủ phân bón hữu cơ nên cách xa nơi sinh hoạt của gia đình vì quá trình phân hủy sẽ gây mùi. Nên đặt ở những nơi tiếp cận được nhiều ánh sáng và thoát nước tốt để quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn. Nền đất sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi dễ dàng xâm nhập hơn nền gạch hoặc bê tông.

Phân loại rác thải để làm phân bón hữu cơ tại nhà

Như đã nói ở trên, thành phần phân bón hữu cơ cần có đủ cả carbon và nitơ, nói cách khác là có cả rác hữu cơ xanh và rác hữu cơ nâu.

  • Rác hữu cơ xanh: rau củ, hoa quả thừa, xác cây, cỏ xén, tóc, phân động vật, bã cà phê…
  • Rác hữu cơ nâu: giấy, báo, giấy vệ sinh, mạt cưa, rơm rạ, vỏ trứng, vải vụn, túi lọc trà…

Lưu ý khi lựa chọn rác thải hữu cơ làm phân bón hữu cơ

  • Các loại rác khó phân hủy như rơm rạ, vỏ dừa… nên nghiền nhỏ trước khi trộn để giảm thời gian ủ trộn.
  • Không sử dụng đồ nhựa, thịt và xương gia súc, gia cầm.
  • Chất béo, chất dầu mỡ, phân tươi từ người hay động vật hay các sản phẩm từ sữa, vỏ sò, hến, hay gỗ qua chế biến, than củi, cỏ dại… cần được xử lý trước khi ủ
  • Không sử dụng các rác từ hoa quả, rau củ có chứa tinh dầu như cam, quýt, sả… vì chúng làm cản trở sự phát triển của các vi sinh vật có ích.

phan-loai-nguyen-lieu-truoc-khi-u-phan-bon-huu-co

Phân loại nguyên liệu trước khi làm phân bón hữu cơ

Cách trộn phân bón hữu cơ từ rác thải

Sau khi phân loại các loại rác thải để làm phân bón hữu cơ, tiến hành rải 10cm phân nâu vào thùng, tiếp đến một lớp phân xanh mỏng, rồi 10cm phân nâu. Trộn đều hỗn hợp, sau 2 tuần thì bắt đầu tưới nước vào phân, tránh tưới quá nhiều nước. Tiếp tục trộn đều hỗn hợp sau khi tưới nước và rải một lớp phân nâu lên bề mặt cho đầy thùng chứa.

Cách kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm của hỗn hợp phân bón hữu cơ

Cắm một cành cây tươi vào giữa hỗn hợp ủ, sau khoảng 5 – 6 ngày rút ra và kiểm tra phần cành cây cắm trong hỗn hợp, nếu nóng mạnh là đạt yêu cầu.

Kiểm tra độ ẩm của hỗn hợp ủ phân bón hữu cơ bằng cách bóp mạnh một nắm trong lòng bàn tay. Nếu có nước rỉ ra là thừa nước, phân ủ rời rạc là thiếu nước, phân ủ dính chặt là đạt yêu cầu. Khi thừa nước, có thể trộn thêm một số nguyên liệu khô như rơm rạ, cỏ khô. Nếu chưa đủ độ ẩm thì tưới thêm nước vào phân ủ và đảo trộn để nước ngấm đều.

Sử dụng phân bón hữu cơ tự làm để bón cho cây

Phân hữu cơ sau khi ủ khoảng 30 ngày sẽ có một số đặc điểm để xác định phân đã phân hủy hoàn toàn và có thể dùng bón cho cây:

  • Phân ủ chuyển dần sang màu nâu, có mùi giống mùi đất
  • Phân vụn ra giống mùn, nếu là gỗ và mùn cưa thì sẽ có dạng sợi
  • Phân bón hữu cơ tự làm sau khi phân hủy hoàn toàn có thể đem bón quanh gốc cây hoặc trộn cùng đất để trồng cây.

4. Các loại phân bón hữu cơ tốt trên thị trường

Việc tự làm phân bón hữu cơ tại nhà có rất nhiều lợi ích. Ngoài hiệu quả mà phân bón hữu cơ mang lại, việc tự ủ phân tại nhà cũng giúp hạn chế lượng rác thải ra môi trường, tận dụng được nguyên liệu sẵn có trong gia đình. Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ điều kiện thời gian và không gian đảm bảo để làm phân bón tại nhà. Vì vậy, trên thị trường hiện có rất nhiều các loại phân bón hữu cơ đóng chai với chất lượng không hề thua kém, mang lại sự tiện lợi cho người trồng cây. Đặc biệt đối với những người yêu cây muốn trồng cây trong diện tích nhỏ hẹp như chung cư. Docneem là một trong số những đơn vị cung cấp các sản phẩm hữu cơ chăm sóc cây cảnh uy tín, với đa dạng các sản phẩm phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây.

Phân bón hữu cơ đậu nành humic

Là phân hữu cơ bón gốc, thích hợp bón cho cây sau khi cắt tỉa, khi cây còi cọc, cần đẩy mầm và lá. Là phân bón hữu cơ kết hợp giữa đậu nành, trứng, chuối và được sản xuất theo phương pháp hoàn toàn tự nhiên. Đậu nành humic có thể sử dụng cho các loại cây khác nhau. Tỉ lệ pha 10ml phân bón cho 1 Lít nước và bón định kỳ tuần 1 lần.

phan-bon-huu-co-dau-nanh-humic

Phân bón hữu cơ đậu nành Humic

Phân bón hữu cơ kích hoa

Phân bón kích hoa sử dụng cho cây vào giai đoạn lá già, chồi nhỏ lại và chuẩn bị đẩy nụ, tạo hoa. Phân kích hoa được lên men từ phân dơi và cám gạo, hàm lượng đạm tương đương với phân trùn quế. Tỉ lệ pha 10 – 12ml phân bón với 1 Lít nước, bón gốc cho cây tuần 1 lần.

phan-bon-huu-co-kich-hoa

Phân bón hữu cơ kích hoa

Phân bón hữu cơ dịch chuối Humic

Dịch chuối Humic được ủ men vi sinh từ chuối và trứng, bổ sung một lượng lớn kali cho cây, giúp cây cứng cáp, ra hoa to và đậm màu, dùng cho cây đã đóng nụ. Dịch chuối humic có thể sử dụng theo cả hai cách là phân bón gốc và phân bón lá cho cây. Với phương pháp bón gốc, pha tỉ lệ 15ml phân bón với 1 Lít nước bón tuần 1 lần. Nếu phun lá cho cây thì pha theo tỉ lệ 10ml phân bón với 1 Lít nước bón tuần 1 lần.

phan-bon-huu-co-dich-chuoi-humic

Phân bón hữu cơ dịch chuối Humic

Phân bón hữu cơ luôn được các chuyên gia khuyên dùng cho cây vì lợi ích mà chúng mang lại cho cây trồng cũng như môi trường xung quanh. Việc tự làm phân bón hữu cơ tại nhà cũng không quá phức tạp, bạn có thể linh hoạt trong cách bón phân cho cây bằng cách nén viên lại để sử dụng giống phân tan chậm như bánh dầu Neem, trộn với đất trồng, hoặc bón quanh gốc cây… Tùy vào tình trạng sức khỏe của cây mà bạn lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp nhất. Chúc các bạn thành công!

phan-bon-huu-co-dau-nanh-humic phan-bon-huu-co-kich-hoa phan-bon-huu-co-dich-chuoi-humic
MUA NGAY

Phân bón đậu nành

Humic

MUA NGAY

Phân bón hữu cơ

kích hoa

MUA NGAY

Phân bón dịch chuối

Humic

Tinh dầu Neem – Giải pháp hữu cơ an toàn cho vườn hồng của bạn
📌Mua ngay tại đây: https://docneem.com/collections/all
– Tiki: https://bit.ly/docneem-tiki
– Shopee: https://bit.ly/docneem-shopee
– Lazada: https://bit.ly/docneem-lzd
📌Facebook: Tinh dầu neem
📞Hotline tư vấn: 0988.22.1985 – 0946.298.603