Rệp sáp gây hại, nỗi đau không của riêng ai

bo-tri-rep-sap

Rệp sáp được xem là một nỗi ám ảnh đối với nhiều người, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của thực vật ở các giai đoạn. Cách nhận biết là thấy xuất hiện khối trắng mịn như bông trên khắp thân cây.

Rệp sáp có thể gây bệnh cho hơn 70 loại cây khác nhau, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời côn trùng có hại này thì sẽ gây thiệt hại lớn đến các loại cây trồng. Hãy cùng Docneem tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nguồn gốc cũng như cách phòng trừ hiệu quả đối với loại rệp sáp này

1. Rệp sáp là gì?

Rệp sáp nằm trong họ rệp Pseudococcidae – Theo Wikipedia. Nơi sống của rệp sáp phân bố rộng khắp, từ vùng nhiệt đới đến cận nhiệt đới, chúng hiện diện gần như khắp nơi. Rệp sáp có thể sống ký sinh trên các vật chủ trung gian như các loài cỏ dại

Rệp sáp có thân hình bầu dục, không có cánh

Nó có thân hình bầu dục, dài khoảng 2,5 – 5mm, không có cánh. Cơ thể của rệp được bao bọc bởi một lớp tia sáp trắng dài nhưng mỏng. Vòng đời của rệp cái từ lúc là trứng chuyển sang ấu trùng, sau đó thành rệp sáp khoảng 115 ngày. Còn rệp sáp đực ngắn hơn rất nhiều, chỉ khoảng 27 ngày, kích thước chỉ bằng 1/4 chiều dài của rệp cái.

Thời tiết nắng nóng, đặc biệt là vào mùa hè, nhiệt độ không khí tăng cao tạo điều kiện để rệp sáp sinh sôi nhanh nhất, với tỉ lệ thành công trên 91%. Tốc độ sinh sản rất nhanh, mỗi lần sinh có thể đẻ từ 200 đến 250 trứng.

2. Làm thế nào để nhận biết cây bị rệp sáp tấn công

Rệp sáp phát triển mạnh hầu như quanh năm và sống tốt ở hầu hết các loại cây đặc biệt trên hoa hồng. Chỉ cần nhìn bằng mắt thường sẽ cũng phát hiện bộ phận bị hút nhựa làm cây còi cọc, kém phát triển, kèm theo đó là rụng lá và chết dần.

Rệp sáp có nốt li ti màu trắng như nấm

Việc nhận biết trên cây có rệp sáp đơn giản nếu chú ý những điểm sau:

– Xuất hiện nốt li ti màu trắng như nấm mốc trên thân và lá, đôi khi là màu nâu đỏ, hồng khi rệp chưa trưởng thành

– Còn có những vết trắng lông tơ thì chắc chắn cây trồng đã bị tấn công

– Ngoài ra, kiểm mặt lá, nách lá là nơi thường xuất hiện rệp sáp, đặc biệt trên cây hoa hồng rệp thường xuyên trú ẩn ở đó

Vậy rệp sáp có khác biệt gì so với rệp vảy?

Cả hai loại rệp này xuất hiện trên cây hoa hồng với tần suất gần như quanh năm, nên việc phân biệt chúng, sẽ tạo điều kiện để phòng trừ hiệu quả hơn

Cần phân biệt rệp sáp với rệp vảy

Rệp vảy có hai loại: rệp vảy nâu và vảy trắng

  • Vảy nâu: có vỏ dày, gồ gề, màu nâu, thường gây hại trên thân cây, dưới lá, hoặc những góc nhánh
  • Vảy trắng: có thể là màu nâu nhạt hoặc xanh, thân mềm nhỏ, thường gây hại ở cuống lá, cuống hoa, bẹ.

Rệp sáp có lớp tia trắng dài, thân hình bầu dục, không có cánh, thường gây hại ở vùng rễ và tất cả bộ phận, nhưng tán lá là chủ yếu

3. Tác hại của rệp sáp với cây trồng

Tùy theo các giai đoạn sinh trưởng của rệp sáp thì sẽ có những đặc điểm và mức độ gây hại khác nhau

  • Giai đoạn rệp ký sinh: Nơi tập trung đông nhất ở gốc cây, gần mặt đất hoặc khe rãnh của rễ, giai đoạn này rệp sáp gây hại cho rễ từ khi còn non, khiến cho cây mất đi dưỡng chất, chuyển sang màu vàng cho đến chết. Sau đó rệp trưởng thành có thể bò sang các cây bên cạnh.
  • Giai đoạn rệp sáp trưởng thành: Đeo bám trên những cuống hoa, tán lá, quả, khiến các chất dinh dưỡng không nuôi được quả, teo tóp, kém phát triển.

Rệp có thể phát tán xa hơn nhờ các tác nhân như: gió, động vật hoặc thông qua các hoạt động canh tác như cắt tỉa hay thu hoạch.

Rệp sáp gây thiệt hại lớn đối với các loài cây

Rệp sáp gây hại trên cây cảnh

  • Đối với cây hoa hồng, nếu tình trạng nhẹ sẽ xuất hiện nhũng đốm trắng nhỏ, thời gian sau lá sẽ vàng dần. Nếu tình trạng nặng hơn, rệp sẽ bám vào hoa, bao quanh màng lá, ngọn hoa để hút chất dinh dưỡng, khiến quá trình quang hợp của cây gặp vấn đề dẫn đến sinh trưởng kém.
  • Đối với hoa lan, rệp chích hút lá cây, cuống hoa, nụ và thân của cây. Nếu tình trạng nặng lá cây bị vàng, rụng đi, teo tóp lại. Hoa lan đang trong quá trình tạo nụ nếu bị rệp sáp tấn công thì hoa sẽ bị biến dạng
  • Đối với hoa mai, nếu mật độ cao thì rệp sẽ hút sạch nhựa trong lõi gỗ làm cho cây héo, kém phát triển. Có một điều hay nữa là, rệp di chuyển nhờ kiến, sẽ tha chúng từ dưới rễ lên tận ngọn cây, từ đó đi đến các vùng khác của cây. Rệp sáp hút nhựa để sống, đồng thời tiết ra chất ngọt để kiến ăn.

Rệp sáp gây hại trên cây ăn quả, cây công nghiệp

  • Đối với các loại cây có múi, rệp sáp gây hại trên lá, đọt non và cả hoa, trái,…. Các loại khác như xoài, sầu riêng thì cách gây hại cũng khá đa dạng. Xoài đang giai đoạn tăng kích thước thì rệp gây hại quả non, chích hút nhựa của lá, cuống xoài chậm phát triển. Còn sầu riêng thì tấn công vào cuống bông, cuống trái, làm cho quả bị méo mó, kèm theo đó rễ cây là nơi rệp sáp có thể tấn công, gây ra các bệnh như thối rễ, xì mũ do nấm bệnh
  • Đối với các loại cây công nghiệp khác như cà phê,hồ tiêu, chè.. chúng tấn công rễ, đọt non, là và quả. Lâu dần thì chất lượng quả non khô héo, lá vàng úa, phát triển yếu ớt. Riêng với cây cà phê sẽ xuất hiện một lớp nấm muội đen bao phủ chùm quả, khiến năng suất quả giảm suất

4. Dứt điểm rệp sáp hiệu quả, không kháng thuốc

Có nhiều cách khác nhau để diệt và phòng trừ rệp sáp hiệu quả trong quá trình chăm sóc cây trồng. Mỗi phương pháp lại có có những ưu điểm riêng biệt khác nhau, có nhiều lựa chọn cho người trồng.

Bước trước tiên cực kỳ đơn giản, nhưng không được chú nhiều là cắt tỉa các vùng lá cành cây đang bị bệnh, nếu hoa, quả bị nhiễm quá nặng cũng bỏ, để tránh lây lan. Phát quang cỏ dại xung quanh vườn, thường xuyên vệ sinh, tránh tạo điều kiện cho rệp sáp phát tán. Tuân thủ chế độ bón phân cân đối như phân đậu nành bổ sung đạm, phân dịch chuối bổ sung kali,..và có lịch trình để nâng cao sức đề kháng cho cây

Sử dụng biện pháp sinh học như dầu neem diệt rệp sáp

Tiếp theo là sử dụng các biện pháp sinh học để diệt rệp sáp, trong trường hợp mất độ gây hại lớn hay phòng ngừa cho cây.

Sử dụng nước rửa chén, cách dân gian

Chuẩn bị 10ml nước rửa chén, 2 muỗng dầu ăn, 1,5 lít nước. Trộn hỗn hợp này lại với nhau, sau đó phun lên hết thân, cành, mặt trên, mặt dưới của lá, để tránh hiện tượng bỏ sót rệp sáp khiến bệnh lây lan. Tốt nhất nên xịt vào khoảng từ lúc giờ sáng là thời điểm tốt nhất. Kéo dài mỗi tuần 1 -2 lần để đạt hiệu quả tốt hơn

Ngoài ra có thể đến một số cách phòng ngừa khác như sử dụng thiên địch, baking soda, mù tạt,…

Sử dụng chế phẩm sinh học

Về hiệu quả và tối ưu để tiến hành bảo vệ trước sự tấn công của các loại công trùng gây hại tốt hơn bởi được làm từ những nguyên liệu có sẵn, đảm bảo an toàn cho người sử dụng trong quá trình phun xịt rệp sáp. Một điều quan trọng hơn nữa, khả năng ngăn chặn sinh sản của rệp, khi ấu trùng rệp sáp nở gặp phải chế phẩm sinh học sẽ bị tiêu diệt ngay lập tức.

Trên thị trường có nhiều loại chế phẩm sinh học để tiêu diệt các loại côn trùng gây hại như rệp sáp, bọ trĩ, nhện đỏ,.. Docneem cũng có dòng sản phẩm dầu neem tiêu diệt hiệu quả và là lựa chọn hàng đầu của các nhà vườn. Kể từ hôm nay nỗi lo về rệp sáp hay các loại côn trùng có hại sẽ tan biến

dau-neem-nguyen-chat-1000ml

phan-bon-huu-co-dau-nanh-humic

phan-bon-huu-co-dich-chuoi-humic

MUA NGAY
DẦU NEEM NGUYÊN CHẤT 1L
MUA NGAY
ĐẬU NÀNH HUMIC
MUA NGAY
DỊCH CHUỐI HUMIC

——————————-

Tinh dầu Neem – Giải pháp hữu cơ an toàn cho vườn hồng của bạn

Mua ngay tại đây: https://docneem.com/collections/all

– Shopee: https://bit.ly/docneem-shopee

– Lazada: https://bit.ly/docneem-lzd

Facebook: Tinh dầu neem

Hotline tư vấn: 0988.22.1985 – 0946.298.603