Những ngày qua bước sang tháng 6, Hà Nội đã cảm thấy được sự oi ả và nóng bức của mùa hè. Bản thân chúng ta sẽ cảm thấy nóng bức khó chịu, vậy còn cây trồng thì sao? Với sự thay đổi thời tiết đột ngột như thế, rất dễ ảnh hưởng xấu đến các loại cây trồng và đặc biệt là vườn hồng của bạn. Tuy các giống hồng ở Việt Nam đã được nâng cao về sức đề kháng cũng như khả năng chống chịu sâu bệnh, thay đổi thời tiết nhưng với ánh nắng gay gắt mùa hè nếu không có các cách bảo vệ và chăm sóc cây hồng sẽ dễ bị ảnh hưởng xấu.
Vậy làm thế nào để chăm sóc cho cây trồng vào những ngày hè? Hãy cùng Docneem tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Biểu hiện hoa hồng cháy lá, nóng rễ
Quan sát hoa hồng bị cháy lá thường mặt lá sẽ có màu nâu vàng, hoặc bị bạc, dần dần lá bị rụng. Có nhiều người mới chơi hoa hồng sẽ nhầm hiện tượng hoa hồng nóng rễ với việc lá hoa hồng bị thiếu vi lượng, thiếu chất, nên thường bón thêm phân bón, mua các loại thuốc để bón cho cây. Hãy cẩn thận, vì như thế rất dễ khiến cho cây bị sốc phân, dẫn đến thối rễ, chết cây.
Lá hoa hồng chuyển màu nâu vàng do nắng
Trong trường hợp này, cây hồng của bạn đang bị nóng rễ vì thế làm cho cây không hấp thu được chất. Nếu không có phương án khắc phục nóng rễ trên hoa hồng một cách kịp thời thì dần dần cây sẽ bị héo chồi, bạc lá, héo cành, rụng dần. Nhiều người thấy hiện tượng lá cây hồng bị cháy chuyển nâu thường sẽ cắt tỉa luôn những lá, cành bị hiện tượng hư hại như thế, đừng làm như vậy vì nếu tỉa hết các cành lá cây thì mặt đất và rễ sẽ mất đi một tuyến bảo vệ ánh nắng từ mặt trời chiếu tực tiếp vào chậu, sẽ gây nóng chậu và nóng rễ.
Cách khắc phục hiệu quả
1. Kiểm tra vị trí chậu
Di chuyển chậu đến vị trí phù hợp, đến các khu vực có bóng mát, có mái che, giữ chậu tránh xa các bề mặt hấp thụ và phản chiếu nhiệt như: tường có màu sắc sáng màu dễ phản chiếu, gương, kính,…
Kiểm tra vị trí chậu, đặt nơi mát mẻ tránh hiện tượng nóng rễ
Nên bảo vệ cây hồng khỏi ánh nắng trực tiếp từ mặt trời trong những khoảng thời gian nắng gay gắt, chỉ nên đón chút nắng sớm, tránh nắng trưa hoặc chiều. Những cây hồng con và non cần được chăm sóc cẩn thận hơn vì chúng đang trong giai đoạn phát triển và rễ còn khá yếu và nhạy cảm.
2. Tưới nước đều đặn
Cung cấp nước đầy đủ những ngày hè
Việc tưới nước thường xuyên giúp đất trông cây luôn có đủ độ ẩm, làm mát rễ cây và hạn chế sự mất nước vào những ngày hè nắng nóng của cây hoa hồng. Có thể sử dụng các thiết bị tưới cây, các hệ thống này có nhiều chế độ, cung cấp nước thường xuyên chậm và nhỏ giọt thay vì tưới một lúc nhiều nước có thể gây ngập úng rễ và trôi đất.
3. Kiểm tra bề mặt giá thể
Nguyên liệu trộn làm giá liệu làm giá thể có khả năng bắt nhiệt nhanh và giữ nhiệu lâu điển hình như: cát, trấu tươi, hun,… Bạn có thể thay đổi một chút giá thể này trong ngày hè bằng xơ rừa, rơm, vỏ thông,… Và hãy kiểm tra giá thể thường xuyên bằng cách chạm tay vào bề mặt giá thể vào những lúc ánh mặt trời chiếu mạnh như buổi trưa chiều.
Chạm tay vào bề mặt giá thể vào những lúc ánh mặt trời
4. Sử dụng lưới che nắng
Hiện nay đã xuất hiện trên thị trường nhiều loại lưới che nắng, rất hiệu quả, tùy theo kích thước của vườn hồng của bạn nên lựa chọn kích thước lưới phù hợp cho việc bảo vệ hoa hồng khỏi nóng rễ. Có thể phủ mát giá thể bằng bèo, rơm,… Nhưng đồi với các vật liệu phủ mát này có thể xuất hiện nhiều côn trùng ăn lá, gây hại cho cây hồng nên bạn cần cẩn thận. Có thể dùng dầu Neem hữu cơ để phun phòng các loại sâu bệnh, côn trùng gây hại cho cây, sản phẩm hiện nay rất được nhiều người chơi hoa hồng tin dùng.
Sử dụng lưới che nắng
Xem thêm: Cách phun dầu Neem hiệu quả trong những ngày hè
Hiện nay dầu Neem rất được ưa chuộng trong việc phòng và trị bệnh cho cây hoa hồng. Vì là sản phẩm hữu cơ, an toàn cho người sử dụng, có thể phun trực tiếp không cần găng tay nên được nhiều người sử dụng. Nhưng nhiều người chơi hoa hồng lại bỏ qua hoặc chưa tìm hiểu thời gian nào phun dầu Neem hợp lý nhất trong mùa hè. Nếu không pha và phun dầu Neem theo cách phù hợp thì sẽ rất dễ dẫn đến cây bắt nắng và xảy ra hiện tượng quăn, cháy, biến dạng lá.
Neem là gì?
“Neem được sử dụng trong các bộ phận của lục địa Đông Nam Á , đặc biệt là ở Campuchia aka sdov- ស្ដៅ វ, Lào (nơi nó được gọi là kadao), Thái Lan (nơi nó được gọi là sa-dao hoặc sdao), Myanmar (nơi nó được gọi là tamar) và Việt Nam (nơi được gọi là sầu và được sử dụng để nấu món gỏi sầu miếng).” – Từ Wikipedia, bách khoa toàn thư.
Phun dầu Neem nguyên chất đúng cách sẽ phòng trừ sâu bệnh hiệu quả
Thời điểm phun:
Nên phun dầu Neem vào chiều hoặc tối mát khi đã không còn nhiều ánh nắng từ mặt trời và rửa lại lá bằng nước vào sáng hôm sau. Tránh tình trạng dầu còn đọng lại nhiều trên lá bắt nắng làm cháy lá.
Cách pha chế, nhũ hóa:
Vì là dầu Neem nguyên chất nên việc nhũ hóa dầu Neem theo đúng tỉ lệ cũng rất quan trọng. Dầu Neem nguyên chất có hàm lượng đậm đặc, không nên phun dầu Neem trực tiếp lên trên lá mà chưa được nhũ hóa.
Để phun phòng bệnh thường xuyên cho cây, bạn có thể pha dầu Neem theo tỉ lệ: 1ml neem + 1 ml nước rửa chén, lắc đều pha trong 1 lít nước, tuần phun 1-2 lần. (Nếu phun cho nhiều cây hơn, bạn cứ nhân lên theo tỉ lệ là được).
Trên đây là chia sẻ của mình về các nguyên nhân cũng như cách phòng hoa hồng bị nóng rễ ngày hè. Hãy chuẩn bị cho cây hồng thật tốt trong những ngày hè sắp tới nhé!
—
Tinh dầu Neem – Giải pháp hữu cơ an toàn cho vườn hồng của bạn
📌Mua ngay tại đây: https://docneem.com/collections/all
– Tiki: https://bit.ly/docneem-tiki
– Shopee: https://bit.ly/docneem-shopee
– Lazada: https://bit.ly/docneem-lzd
📌Facebook: Tinh dầu neem
📞Hotline tư vấn: 092.8888.208 – 0988.22.1985