Mẹo chăm hồng Cổ SaPa

Với khả năng thích nghi thời tiết & chống chịu sâu bệnh tốt, dễ chăm sóc, có sức sống mạnh mẽ, kỹ thuật trồng đơn giản thì hoa hồng cổ Sapa hay còn gọi là hồng cổ Pháp, hồng đào cổ Sapa là loại hoa hồng hàng đầu được nhiều người chơi hoa hồng chọn lựa cho khu vườn của mình.

Hồng cổ sapa là giống hoa có nguồn gốc từ Pháp thuộc loại cây bụi, có gai, lá cây màu xanh tươi, hoa chỉ có duy nhất một màu là màu hồng. Hồng cổ Sapa có đặc điểm: tán lá rộng, nhiều nụ và hoa thường được trồng nhiều tại địa phương có điều kiện khí hậu mát mẻ như: Sapa, Sơn La, Ninh Bình,…

hồng cổ sapa

Hồng cổ Sapa rất được ưa chuộng tại Việt Nam

Đặc điểm

– Là giống hồng bụi, cành có thể vươn cao (từ 3 đến 4m).
– Màu sắc: hồng nhạt.
– Số lượng cánh: tán lá rộng, cánh xếp khít thường từ 20 – 25 cánh, đường kính 7 – 10cm.
– Chiều cao trung bình: 2 – 3m.
– Khả năng thích nghi: Tốt (vào mùa đông nhiệt độ hạ thấp nhưng hồng cổ Sapa vẫn có thể ra hoa nếu được chăm sóc đúng cách).
– Tuổi thọ cao.

Hồng cổ sapa

Hồng cổ Sapa có màu hồng nhạt, nhiều cánh xếp khít nhau

Kỹ thuật trồng

Mẹo chăm hồng cố Sapa

Hồng cổ Sapa thích hợp trồng những địa điểm có diện tích rộng, thoáng mát

Hồng cổ Sapa là loại hồng có sức sống mạnh, dễ trồng, dễ chăm sóc:
  • Hồng cổ Sapa hiện nay đã phổ biến trên cả nước vì thế có thể dễ dàng tìm mua tại những vườn ươm uy tín. Hãy chọn hồng có kích thước lớn, bộ rễ to khỏe, tán lá rộng, không có biểu hiện bệnh tật (vàng lá, bạc lá, thân đen, xù xì,…).
  • Chọn đất trồng hồng cổ Sapa nên chọn đất phù sa là thích hợp nhất. Nên lựa chọn chậu có kích thước phù hợp với cây hồng đã chọn. Có thể bổ sung các giá thể cùng với đất để giúp đất tơi xốp và giàu chất dinh dưỡng hơn (có thể sử dụng cả các loại phân bón hữu cơ có chứa chuối, đậu nành lên men giúp cho rễ phát triển, hoa nở sai hơn).
  • Sau khi cây bắt đầu đẩy chồi, cần bổ sung nước đầy đủ để cây có thể phát triển khỏe mạnh
  • Trong 6 tháng đầu tiên khi mới mua về không cần bón quá nhiều phân, chỉ cần bón 1 lần cho cây phát triển và thích nghi với môi trường mới là đủ. Khi cây hồng đã khỏe mạnh không có biểu hiện của bệnh tật thì bón phân làm 2-3 đợt trong năm (nên sử dụng các loại phân bón thiên nhiên).

Hồng cổ Sapa

Dễ tìm mua hồng cổ Sapa tại nhiều nhà vườn lớn

Cách chăm sóc

  • Hồng Sapa thường thích hợp trồng ở vườn, hoặc những vị trí có kích thước rộng, thoáng mát, đón được ánh nắng. Đối với nhà trong nội thành, các khu vực đông đúc, có ít không gian và khoảng trống thì nên đặt chậu ở nơi có vị trí thích hợp có thể đón được nắng sớm và tranhs được ánh nắng gắt buổi trưa và chiều.
  • Tưới cây bằng vòi xịt buổi sáng, nếu vào các ngày nắng gắt nên tưới thêm một lần nữa vào chiều mát (tránh tưới vào trưa để cây khỏi bị sốc nhiệt hoặc tối vì có thể nước đọng lại dễ gây nấm và sâu bệnh hại cây).
  • Hồng cổ Sapa với đặc tính của mình nên phát triển rất nhanh vì vậy cần thường xuyên bấm tỉa các cành, nhánh, lá thừa để tập trung chất dinh dưỡng đến các cành chính để nuôi cây.
  • Nên đề phòng bệnh nấm (phấn trắng, thán thư,…) trên hồng cổ Sapa & các loại côn trùng gây hại cắn phá cây hồng.

Hồng cổ sapa

Chăm sóc đúng cách cho cây hồng để phòng bệnh là rất cần thiết

Sử dụng dầu Neem phòng bệnh cho hồng cổ Sapa

Dầu Neem nguyên chất ép lạnh (100 ml) – thương hiệu Docneem trị sâu bệnh hoa hồng (bọ trĩ, nhện đỏ, rệp sáp, rệp vảy), các bệnh nấm lá (đốm đen, nấm đen, phấn trắng, rỉ sắt, thán thư), An toàn tuyệt đối cho người sử dụng, có thể phun trực tiếp mà không cần găng tay, vì là sản phẩm hữu cơ nên dầu Neem không để lại tồn dư chất hóa học có hại trên cây hồng.

Mẹo chăm hồng cố Sapa

Sử dụng dầu Neem như một biện pháp ngăn chặn sâu bệnh cho hồng cổ Sapa

“Dầu neem cũng được sử dụng cho tóc khỏe mạnh, để cải thiện chức năng gan, giải độc máu và cân bằng lượng đường trong máu. Lá neem cũng đã được sử dụng để điều trị các bệnh về da như eczema, bệnh vẩy nến, vv” – Từ Wikipedia, bách khoa toàn thư. Có thể thấy dầu Neem rất an toàn đối với người sử dụng, có thể phun trực tiếp mà không cần đeo găng tay.

Các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật hóa học thường bị rửa trôi nhanh chóng bằng những cơn mưa, sau khi tưới nước hoặc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Điều này khiến bạn phải phun thuốc thường xuyên, hoặc phun thứ gì đó ổn định để không bị phân hủy, rửa trôi. Chúng cũng đồng nghĩa với việc hóa chất tích tụ khắp mọi nơi, ngay trên cơ thể bạn và những vật dụng xung quanh.

Còn đối với dầu neem thì sao? Dầu neem sẽ thẩm thấu và hấp thụ vào cây trồng, lan tỏa đi các mô để nuôi cây. Từ đó, bất kỳ rầy lá, rầy cỏ hoặc côn trùng nhai trúng lá cây có dầu neem sẽ bị ảnh hưởng nhanh chóng.

Mẹo chăm hồng cổ Sapa bằng dầu Neem

Dầu Neem nguyên chất thích hợp cho việc phòng & trị bệnh hại trên hồng cổ Sapa


Tinh dầu Neem – Giải pháp hữu cơ an toàn cho vườn hồng của bạn
📌Mua ngay tại đây: https://docneem.com/collections/all
– Tiki: https://bit.ly/docneem-tiki
– Shopee: https://bit.ly/docneem-shopee
– Lazada: https://bit.ly/docneem-lzd
– Sendo: https://bit.ly/docneem-sendo
📌Facebook: Tinh dầu Neem
📞Hotline tư vấn: 092.8888.208 – 0988.22.1985