Kỹ thuật bón phân cho hoa hồng chuẩn nhất

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phân bón dành cho hoa hồng. Loại phân bón nào cũng có rất nhiều thành phần khiến những người chơi hoa hồng phải cân nhắc kỹ lưỡng xem nên sử dụng loại nào cho vườn hồng nhà mình. Hoa hồng của mình đang gặp phải vấn đề gì? Nên bổ sung vi lượng nào cho cây? Loại phân bón nào không có thành phần độc hại? Bón phân vào thời điểm nào thì phù hợp? Cách bón phân như thế nào là đúng? Bài viết dưới đây từ “Hội chơi hoa hồng không dùng thuốc” sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đối với kỹ thuật bón phân cho hoa hồng một cách thích hợp.

1. Phân loại phân bón: Phân chia làm 2 loại, loại một là phân chuồng như trâu, bò, dê, cừu, gà, trùn…; loại 2 là phân ủ như cá, đỗ tương, bánh dầu…

2. Thời điểm bón phân: Nên chia làm 3 giai đoạn bón: bón dưỡng rễ lúc hoa gần tàn; bón nuôi mầm lúc mầm lên; và bón nuôi hoa khi cây ra nụ.

Cách bón phân theo giai đoạn

1. Lúc hoa gần tàn thì nên bổ sung phân có hàm lượng lân cao kèm kích rễ để cây ra hệ rễ mới nhằm hồi sức và chuẩn bị cho lứa mầm mới. Các loại lân cao thường là phân chuồng như trâu bò dê ngựa, bón thêm trùn quế, phân gà để bổ sung nhẹ đạm cho rễ phát triển. Hoặc có thể bổ sung chút loại siêu lân.

Kỹ thuật bón phân cho hoa hồng chuẩn nhất

Bổ sung phân có hàm lượng lân cao kèm kích rễ lúc hoa gần tàn

2. Sau khi hoa tàn thì tiến hành cắt tỉa nhẹ để bỏ hoa và việc cắt tỉa này sẽ kích thích nhẹ cho hệ mầm mới phát triển, cây nhiều lá thì cắt bỏ 2-3 nách, cây ít lá thì chỉ cần bỏ mình hoa. Lúc này khoan hãy dùng phân ủ cao đạm vì cần phải chờ cây hồi phục và chú ý phun phòng sâu bệnh cho lá bằng dầu neem. Lứa lá của lứa hoa vừa cắt sẽ là nguồn chủ đạo cung cấp sức cho lứa mầm sau, nên phải nâng niu nó. Khi cây có biểu hiện nhú mầm thì vẫn bón phân như bón giai đoạn 1 nhưng giảm lượng xuống và kết hợp với phân cao đạm như: cá, đỗ tương, bánh dầu neem, trứng tươi… (không cần dùng kích rễ).

Thời điểm hoa tàn và chờ lứa mầm mới là giai đoạn cây dễ rơi vào suy yếu hơn cả, vì vậy hãy cẩn thận. Nếu lứa nào lâu mầm thì lứa sau nên bỏ nụ…

cắt tỉa hoa hồng

Việc cắt tỉa này sẽ kích thích nhẹ cho hệ mầm mới phát triển

3. Thời kỳ ra nụ: cần bón loại cao kali hơn. Vẫn bón như giai đoạn 1 nhưng giảm bớt để thêm phân ủ rau quả củ giàu kali như chuối, ge rau củ… (không cần dùng kích rễ). Giai đoạn này hoa đẹp hay không là phụ thuộc thời tiết và phụ thuộc số lượng lá của thế hệ hoa trước đó. Nếu giai đoạn 2 mà bón quá nhiều đạm để thúc mầm thì cây sẽ cạn đường dự trữ khiến hoa không còn đường để phát triển…. Vì vậy hãy bón cân đối, đừng bón quá nhiều tới mức bón hôm nay mà ngày mai đã có kết quả.

Note: các loại phân thường hướng dẫn cách bón trên bao bì, hãy đọc kỹ trước khi sử dụng.

Với những ai không có thời gian và đam mê sự đơn giản thì cứ trộn tất cả các loại phân lại với nhau để bón cũng chẳng sao, chỉ cần chú ý tỷ lệ.

Những lưu ý khác khi bón phân

1. Khi cây khoẻ hãy bón chừng mực để nó ko quá tập trung vào sinh trưởng, trừ khi bạn muốn một bộ tán sung túc trước khi cây ra hoa.

2. Hạn chế bón khi thời tiết ko thuận lợi: mưa liên tục, nắng nóng kéo dài, ít nắng âm u lê thê, rét đậm rét hại… Trước khi bón phân hãy xem thời tiết.

Kiểm tra thời tiết trước khi bón phân

Kiểm tra thời tiết trước khi bón phân

3. Không nên chỉ sử dụng 1 loại phân hữu cơ duy nhất, đặc biệt là phân ủ như rau củ quả, cá, đỗ tương, chuối, bánh dầu, trứng bia, nước gạo… Chẳng thà không bón gì vẫn hơn cứ bón triền miên 1 loại phân không cân đối dinh dưỡng.

4. Không bón khi sâu bệnh, lúc này cây dừng phát triển vì stress. Hãy xử lý xong sâu bệnh hãy bón…

5. Mỗi đợt bón có thể chia nhỏ thành nhiều đợt nhỏ hơn để tránh bón tập trung dễ gây sốc và lãng phí phân. Bón 1 lần cho một giai đoạn thì tiện hơn và phù hợp hơn với các loại phân tan chậm, còn phân tan nhanh thì dễ lãng phí do trôi theo nước hoặc bay hơi và có thể gây shock phân nếu nhỡ tay. Dù sao thì việc chia nhỏ mỗi giai đoạn bón thành 2-3 đợt nhỏ cách nhau 5-10 ngày sẽ cho hiệu quả cao hơn. Mặt khác, việc chia nhỏ như vậy cũng giúp việc thăm dò sự phát triển của cây để quyết định bón tiếp hay không, nếu bón mà thấy cây kém phát triển thì không nên bón nữa và tìm nguyên nhân. Vệc chia nhỏ từng giai đoạn bón cũng phụ thuộc vòng lặp hoa của cây, phụ thuộc thời tiết và sức khoẻ cây.

6. Liều lượng: NPK đong 1-3 muỗng cafe; phân chuồng bón 1-3 nắm tuỳ loại và tuỳ cây, phân ủ pha 5-10ml/l tuỳ cây và tuỳ độ đậm đặc của phân ủ. Quan trọng là quan sát để điều chỉnh liều sao cho phù hợp. Tránh bón lá vì dễ hít phải…. Bón phân phải bình tĩnh cẩn trọng, không được hối…

Liều lượng phân được tăng lên khi thời tiết thuận lợi và số lá khoẻ, lá trưởng thành trên cây nhiều. Và ngược lại, khi lá ít và thời tiết xấu thì phải giảm xuống hoặc dừng hẳn.

Liều lượng trên chỉ để tham khảo và cách bón phân chỉ áp dụng cho cây khoẻ mạnh bình thường, với cây yếu thì dừng bón để xác định nguyên nhân.

Phải thử liều lượng với vài cây trước khi áp dụng cho cả vườn, nồng độ phân pha để bón thí nghiệm được tăng dần từ thấp tới cao.

Bón phân đúng liều lượng

Bón phân đúng liều lượng

7. Cách nhận biết khi bón dư phân: bón phân mà cây không hề phát triển; mầm có lá non bị vàng/trắng/thâm/cháy như ảnh dưới; mầm nụ héo và rủ xuống; lá bị vàng rụng; lá bị héo như thiếu nước; phiến lá bị cong cụp xuống. Thông thường nếu dư phân thì trong vòng 10-15 ngày sẽ có biểu hiện trên lá, quá thời gian này thì do lý do khác

Chú ý quan sát lá trước và sau khi bón phân để rút kinh nghiệm.

8. Cây yếu do thiếu phân: khi cây yếu thường nghĩ tới việc bón thiếu phân nên rất dễ nhầm lẫn với các nguyên nhân khác, từ đó tiếp tục bón khiến rễ bị ngộp phân. Hãy thử một liều npk+TE loại có hàm lượng npk bằng nhau, nếu trong 20 ngày mà cây không phát triển thì chắc chắn không phải do thiếu phân (Có thể thay npk bằng trứng khuấy).

9. Nếu muốn thu hoạch hoa làm thực phẩm thì phân hoá học chỉ nên bón 1 lần ngay sau khi cắt để giảm thiểu tồn dư phân bón trong hoa. Đối với phân hữu cơ cũng nên dừng trước khi thu hoạch hoa 7-10 ngày. Mục này chỉ là gợi ý và đơn thuần chỉ mang tính quan điểm cá nhân chứ không mang tính kỹ thuật và cần sự chính xác.

10. Khi lá non bị vàng: Do bón lạm dụng loại phân nào đó không cân đối dinh dưỡng hoặc có chứa đạm cao như: phân cá, đỗ tương, bánh dầu, dịch chuối, bã đậu nành, nước vo gạo, nước tiểu, nha đam, nước ủ rau củ quả, bia trứng, nước rửa thịt cá… hoặc dùng loại phân chưa hoai mục (phân bò khô có sợi thường được sấy chứ chưa được ủ hoai mục, khi ủ hoai mục nó sẽ tơi mịn) hoặc trong giá thể trộn dư phân. Biểu hiện của dư phân hữu cơ (có một số bạn hay nhầm là thiếu vi lượng) từ nhẹ tới nặng như sau: phiến lá xanh lợt gân xanh đậm; phiến vàng gân xanh; phiến vàng gân vàng; phiến trắng gân trắng; phiến vàng gân vàng cháy dần. Các biểu hiện này là kết quả của việc ngộ độc đạm, rối loạn đồng hoá các nguyên tố dinh dưỡng…

Vàng lá do cây bị ngộ độc phân bón

Vàng lá do cây bị ngộ độc phân bón

Khi lá non bị vàng, hãy dừng bón tất cả các loại phân và chờ cho đến khi lá xanh trở lại. Lưu ý: chỉ có phân phù hợp từng giai đoạn phát triển của cây, không có phân nào là thần thánh cả, chớ có tin vào những lời kiểu như: nhà em chỉ bón mình nước gạo; nhà chị chỉ tưới mình nha đam; nhà anh chỉ bơm mình nước lã; chẳng gì bằng phân đỗ tương humic… Đừng cố sưu tầm đủ loại phân bón làm gì cho chật nhà, cứ càng đơn giản càng tốt.

11. Khu vực bón phân: nên bón ở khu vực xung quanh cách thành chậu 2cm, tránh bón vào gốc, vùi phân lấp đất là cách bón hiệu quả hơn. Khu vực tưới nước nằm giữa khu vực bón phân và gốc nhưng tránh tưới trực tiếp vào gốc gây xói lở và ướt gốc. Tránh tưới ra ngoài biên vì nước sẽ theo vành chậu chảy xuống đáy rồi thoát ra ngoài. Khi tưới cũng không xối mạnh vào vùng phân vì có thể làm nó tan nhanh dễ shock và lãng phí.

12. Việc bón phân không quan trọng bằng việc giữ lá: Hãy cố gắng giữ bộ lá cho đẹp và không sâu bệnh, càng giữ được nhiều thế hệ lá trên cây càng tốt, nếu để sâu bệnh thì mọi cố gắng bón phân sẽ trở thành công cốc, cây sẽ ngừng sinh trưởng và dễ suy. Đừng đi tìm cách kích rễ nào tốt hơn bằng việc giữ mầm và lá không bị sâu bệnh. Mục này là vô cùng quan trọng nhưng thực tế lại không dễ thực hiện.

13. Phải ước lượng được lượng đường (nguồn Carbon) chứa trong thân cây dựa trên số lá khoẻ mạnh và số giờ nắng chiếu lên lá để bón phân. Lá và giờ nắng càng nhiều thì hãy bón nhiều phân. Tỷ lệ C/N giữa đường và phân đạm là rất quan trọng, khi C/N cao thì cây sẽ phát triển bền vững, ngược lại khi C/N thấp (bón nhiều đạm) sẽ làm cây phát triển không cân đối khiến lượng đường trong kho trữ sẽ cạn kiệt dần… Đặc biệt là các loại phân có hàm lượng acid amin cao như phân cá, đỗ tương humic, bánh dầu… khi bón vào sẽ tiêu thụ C rất nhanh chóng vì không mất thời gian để thông qua các khâu trung gian, vì vậy khi bón sẽ khiến cây nảy mầm rất nhanh…

phân đỗ tương humic

Bón phân đỗ tương humic giúp cây nảy mầm rất nhanh

14. Nếu cây có lẫn cả nụ cả hoa chưa tàn lẫn hoa tàn tuỳ thuộc sức khoẻ cây để bón đại trà, đỡ công bón nhiều lần: nếu cây yếu thì bón dưỡng rễ, nếu cây khoẻ thì bón gđ3 để ngắm hoa; tuỳ số lượng nào lớn thì bón: hoa tàn nhiều thì bón gđ1; nụ nhiều thì bón gđ3…

15. Hạn chế bón phân cho các cây ít rễ, cây đang cấp cứu, cây đang sốc phân, cây vừa tách mẹ (giâm, chiết), cây vừa đổi chậu thay giá thể, cây động rễ, cây vừa di chuyển xa…

Kết luận

Việc bón phân hữu cơ lẽ ra là rất đơn giản, về cơ bản chỉ cần dùng một số loại phân động vật như thỏ, bò, dê, gà, trùn…nhưng trải qua thời gian, nhiều loại phân đặc biệt xuất hiện và bị lạm dụng khiến việc sử dụng phân bón trở nên thiếu khoa học và dễ dàng gây tổn hại cho cây.

phân bón hữu cơ neem cake

Nên sử dụng phân bón hữu cơ – Neem Cake

Bên cạnh các loại phân kể trên, nếu có thể, hãy sử dụng các loại phân bón dầu neem hữu cơ bán sẵn có ghi cụ thể thành phần dinh dưỡng và cho từng giai đoạn phát triển, đặc biệt là các loại phân nhập khẩu, khi sử dụng các loại phân này sẽ giúp cây phát triển cân đối và bền vững hơn…Mặt khác việc bón phân cũng trở nên dễ dàng hơn…

Chúc các bạn chăm hoa thành công!

Nguồn: Hội chơi hoa hồng không dùng thuốc

Liên hệ với Docneem ngay qua hotline để được tư vấn chi tiết về sản phẩm bạn nhé.

ky-thuat-bon-phan-cho-hoa-hong-chuan-nhat

ky-thuat-bon-phan-cho-hoa-hong-chuan-nhat

ky-thuat-bon-phan-cho-hoa-hong-chuan-nhat

XEM THÊM

XEM THÊM

XEM THÊM

Docneem – Giải pháp hữu cơ an toàn cho khu vườn của bạn

Mua ngay tại đây: https://docneem.com/collections/all

– Tiki: https://bit.ly/tiki-docneem

– Shopee HCM: https://bit.ly/DOCNEEM-shopee

– Shopee HN: https://bit.ly/DOCNEEMHN-shopee

– Lazada: https://bit.ly/lazada-docneem

Facebook: Docneem Việt Nam

Hotline tư vấn: 0988.22.1985 – 0946.298.603