Kinh nghiệm chăm sóc hoa Hồng cho người mới chơi hoa

cach-trong-hoa-hong

  Hiện nay, phong trào chơi và chăm hoa Hồng ngày càng nở rộ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách trồng và chăm sóc hoa Hồng hiệu quả. Hôm nay, Docneem sẽ chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc hoa Hồng cho người mới chơi hoa. Ngoài hồng thân gỗ, đây là phương pháp áp dụng cho cả 2 giống hồng leo và hồng bụi các bạn có thể tham khảo nhé để cho ra những bông hồng đẹp như ý nhé.

Kinh nghiệm chăm sóc hoa hồng

Kinh nghiệm chăm sóc hoa Hồng cho người mới chơi hoa

Giai đoạn làm đất, trộn giá thể

  Bước quan trọng nhất mà nhiều người thường hay làm không kỹ đó là làm đất, trộn giá thể. Càng có ý nghĩa hơn nếu bạn trồng hoa trong chậu. Công thức chuẩn như sau: than củi đập dập, vỏ trấu, phân hữu cơ vi sinh, đất thịt và sơ dừa. Tất cả theo tỷ lệ đều nhau nhé. Sau đó, các bạn trồn đều các thành phần lại với nhau và cho vào chậu. Tiến hành lót dưới đáy chậu một ít gạch, sỏi hoặc đặt 1 viên than củi nhằm thoát nước cho chậu tốt hơn. Thường thì sau 6 tháng đến 1 năm chúng ta mới thay chậu 1 lần.

 Lưu ý nếu trồng xuống đất thì nên đào hố đủ sâu và lót dưới đáy hố 1 lớp trấu hoặc mùn sơ dừa trộn lẫn phân hữu cơ vi sinh, phân bò, gà ủ hoại mục.

Giai đoạn làm đất, trộn giá thể

Giai đoạn làm đất, trộn giá thể

Giai đoạn chăm sóc ban đầu

  Kinh nghiệm chăm sóc hoa Hồng cho người mới chơi hoa thứ 2 mà Docneem muốn chia sẻ liên quan tới việc cắt tỉa, bón phân. Ngay khi trồng cây mới về, tiến hành cắt bớt ngọn để cây tránh mất nước và nhanh phục hồi. Rồi tiến hành phun tưới như sau theo chỉ dẫn và công thức:

1. Phun lá thân: Pha 1 gói atonik/20 lít nước (dùng bao nhiêu pha bấy nhiêu) phun lá thân. Tỷ lệ phun 1 tuần phun 1 lần là hợp lý.

2. Tưới thân, gốc: Pha nấm trichodema chống đen khô thân. Tưới gốc để chống thối rễ.

3. Bón phân đậu tương humic: 7 ngày sau bón gốc bằng phân đậu tương Humic để kích thích nảy mầm, chồi, lá.

Phân bón đậu tương Humic

Phân bón đậu tương Humic giúp kích mầm cực tốt

4. 10 ngày sau khi trồng bón gốc phân NPK có thành phần đạm cao. Hoặc thay thế bằng phân bón nào đó có thành phần đạm cao để hỗ trợ nảy mầm

Giai đoạn chăm sóc lâu dài

  Hoa Hồng là thực vật nên cũng cần ánh nắng – nước – phân bón và phòng, trị bệnh kết hợp. Có rất nhiều kinh nghiệm chăm sóc hoa Hồng cho người mới chơi hoa liên quan đến các yếu tố này, Docneem sẽ chia sẻ chi tiết trong các bài viết kế tiếp. Có thể nói đến như sau:

1. Ánh nắng: Hoa hồng cần rất nhiều ánh nắng, nên trồng ở những nơi mà cây được hấp thụ tối đa ánh nắng như ban công, sân nhà, ngoài vườn hoặc sân thượng.

2. Nước: Điều chỉnh lượng nước cũng rất quan trọng. Hoa hồng cần đủ nước chứ không cần nhiều nước dư thừa. Vì vậy lượng nước tưới cũng như số lần tưới tùy thuộc vào thời tiết. Nắng nóng có thể tưới 1, 2 lần 1 ngày. Ngày bình thường thì cách 1,2 ngày 1 lần tưới. Còn ngày mưa ẩm ướt thì không phải tưới. Chú ý chỉ tưới nước vào buổi sáng hoặc chiều mát. Không tưới nước vào buổi trưa nắng  gây cháy lá hoặc tối muộn gây nấm lá.

Tưới cây hoa hồng

Tưới nước vào buổi sáng hoặc chiều mát

– 1 tuần phun atonik 1 lần

– 15 ngày bổ sung phân bón 1 lần phù hợp với từng giai đoạn phát triển của hoa hồng. Ví dụ bón luân phiên các loại phân như: phân bò hoặc phân gà đã ủ hoại mục, NPK, phân cá…các loại phân bổ sung vi lượng, phân bón hữu cơ.

– Khi hoa tàn thì cắt bỏ hoa để cây lên mầm chồi mới, tiếp tục bón phân có thành phần đạm cao để hỗ trợ nẩy mầm…Có thể tham khảo phân bón đậu tương Humic, phân bón dịch chuối Humic giúp kích rễ, nảy mầm rất tốt.

Giai đoạn phòng trừ sâu bệnh

  Hoa Hồng rất dễ mắc các bệnh khác nhau, phổ biến nhất phải kể đến là bọ trị, nấm, nhện đỏ, rệp vảy, rệp sáp, gỉ sắt…

  Bọ trĩ khiến lá xoăn tít, méo mó, hoa nở ra cũng xoăn tít và còi cọc, không phát triển được. Bọ trĩ là những con nhỏ như cánh mỳ chính, màu trắng và xanh, nằm dưới mặt lá cành lá, phải nhìn kĩ mới thấy, các bạn nên mua thuốc trị bọ trĩ và pha theo tỉ lệ phun lần thứ 1, làn thứ 2 nhắc lại sau 3 ngày. Phun kĩ dưới mặt lá và cả mặt trên và thân cây, dưới mặt đất.

Bọ trĩ hoa hồng

Bọ trĩ hại hoa hồng, làm lá xoăn tít

   Nấm làm cây héo dần và chết đi, đen gốc, đen thân cành… Khi thấy hiện tượng đen thân cành hoặc gốc thì các bạn lấy kéo sạch và sắc cắt sâu quá chỗ đen đi, để tránh việc bị lây lan sang thân cành khác, dẫn đến chết cây. Hòa một chút thuốc trị nấm tỉ lệ đặc chấm lên các đầu cành vừa cắt. Sau đó pha thuốc trị nấm theo tỉ lệ phun lá, thân, tưới gốc và đất, sau 3-5 ngày phun nhắc lại một lần nữa.

  Nhện đỏ nằm dưới mặt sau của lá, rất bé như đầu tăm màu đỏ hoặc đen… Nhện hút nhựa lá và cây. làm cho cây còi cọc kém phát triển, lá khô xơ xác, lâu dài sẽ làm cho cây không nứt mầm nẩy lộc được. và chết. Các bạn mua thuốc pha theo tỉ lệ phun lần thứ 1, làn thứ 2 nhắc lại sau 3 ngày. Phun kĩ dưới mặt lá và cả mặt trên và thân cây, dưới mặt đất.

 Bệnh gỉ sắt: Xuất hiện các đốm nhỏ màu vàng, về sau to dần tạo thành ổ nổi, tế bào biểu bì nứt vỡ ra, chứa một khối bột vàng nâu đỏ, vàng gạch non. Vết bệnh dày đặc làm cho lá khô cháy.

  Ngoài ra phải kể đến các bệnh rệp vảy, rệp sáp, thán thư, sương mại…Trong giới chơi hoa Hồng bây giờ đang truyền tay nhau bí kíp trị tất cả các bệnh trên đến từ dầu neem nguyên chất. Đây là dầu ép từ hạt và quả neem (hay còn gọi là xoan Ấn Độ, quả sầu đâu…). Nguồn gốc hữu cơ sinh học nên rất an toàn cho người dùng, phun không cần găng tay. Chi tiết về loại dầu này, các bạn xem chi tiết tại đây.

Dầu neem nguyên chất

Dầu neem nguyên chất phun trị bọ trĩ, nhện đỏ, rệp, nấm rất tốt và an toàn

*** Chú ý: Liều lượng phân bón và thuốc trị bệnh cho cây các bạn dùng theo đúng tỉ lệ theo hướng dẫn, với thuốc hoặc phân loại dung dịch các bạn có thể mua xilanh về để đong đo cho chính xác.

  Trên là những kinh nghiệm chăm sóc hoa Hồng cho người mới chơi hoa. Nghe thì có vẻ khó nhưng nếu đã đam mê và muốn có những cây hồng đẹp thì các bạn nên tìm tòi học hỏi kinh nghiệm, thật ra cũng không khó và mất thời gian, chỉ cần tranh thủ 1 chút buổi sáng, buổi trưa hoặc ngày nghỉ thôi các bạn ạ. Chúc các bạn có những chậu hồng ưng ý.

Tinh dầu Neem – Giải pháp hữu cơ an toàn cho vườn hồng của bạn
📌Mua ngay tại đây: https://docneem.com/collections/all
– Tiki: https://bit.ly/docneem-tiki
– Shopee: https://bit.ly/docneem-shopee
– Lazada: https://bit.ly/docneem-lzd
📌Facebook: Tinh dầu neem
📞Hotline tư vấn: 092.8888.208 – 0988.22.1985