Giâm cành có thể lấy từ bất kỳ một cây, bụi hồng nào mà bạn thấy đẹp hoặc thích, miễn là cành có sự phát triển và khỏe mạnh, không sâu bệnh. Vậy làm cách nào để giâm cành và giữ chúng phát triển như một cây hồng bình thường? Bài viết sau đây Docneem sẽ hướng dẫn các bạn cách giâm cành hoa hồng một cách chính xác nhé.
Chọn cành từ một cây hoa hồng ưa thích
Cách trồng hoa hồng từ cành giâm
Chuẩn bị
– Thời điểm tốt nhất để cắt cành hoa hồng và lấy rễ là vào khoảng từ tháng 2-4 và 8-10, tỷ lệ cắt cành và giâm vào những tháng này sẽ cho kết quả thành công cao hơn cho người chơi hoa hồng. Có thể cắt lấy cành của thân của bụi hoa hồng vừa mới ra hoa hoặc bị tàn.
– Tiếp theo, tìm phần cây hồng muốn cắt và cắt cành một góc 45 độ, chiều dài cành khoảng từ 10-25m, Để lại 1 vài lá ở trên và loại bỏ những phần lá ở phía dưới. Trước khi trồng có thể ngâm phần làm rễ vào nước để bổ sung độ ẩm cho cành.
Chọn cành hồng khỏe, mập mạp
– Đất trồng hoa hồng nên chuẩn bị loại đất trộn thêm các giá thể như: trấu hun, xơ dừa, xỉ than,… Có thể bổ sung một số loại phân: trùn quế, phân bò khoa mục,… Cần trộng đều giá thể vs đất và xới tơi đất trước khi trồng.
– Chọn chậu trồng phải có hệ thống thoát nước tốt, nếu trồng ở vườn nên chọn những vị trí đất tơi xốp thoát nước tốt, tránh chọn những khu vực dễ ngập úng nước.
Thực hiện
Các bước giâm cành
– Bước 1: Đào một hố trên đất đã chuẩn bị sẵn cùng với giá thể, cắm cành sâu khoảng từ 1-3 cm sao cho cành hồng thẳng đứng.
– Bước 2: Lấp đất vào phần đã cắm xuống đấy, ấn mạnh tay đất sao cho vị trí cây được giữ chặt, cành hồng không bị ngả nghiêng, lung lay (có thể cắm thêm 1 que gỗ hoặc khung bên cạnh để giữ cây trước trời mưa hoặc bão, dễ làm đổ cây).
– Bước 3: Sau khi đã trồng xong, chọn cho cây một vị trí thích hợp để đặt. Tránh nơi có ánh nắng gắt, nên đặt cây ở vị trí có thể đón được ánh nắng sáng sớm, tránh ánh nắng gắt trưa hoặc chiều.
– Bước 4: Có thể úp một bình vào vị trí của cây như ảnh, mục đích của phương pháp này là giữ độ ẩm cho cây những cũng phải chú ý tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào bình, hoặc đất chứa nhiều bùn, khó thoát nước.
Có thể úp bình nhựa hoặc thuỷ tinh vào cây khi mới giâm cành
Chăm sóc sau khi giâm cành
– Vị trí: Cung cấp cho cây một vị trí thuận lợi cho việc phát triển, có đủ ánh sáng mặt trời và có không khí tốt. Tránh trồng ở cạnh những bụi cây lớn, sẽ khiến cây bị thiếu hụt trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng và ánh sáng mặt trời từ các cây lớn hơn.
– Nước: Vì cây mới giâm nên bổ sung nước vừa phải và vừa đủ, không cần quá nhiều, nên tưới trực tiếp vào đất, tránh tưới nước quá nhiều vào lá, làm nước đọng lại qua đêm dễ gây bệnh nấm và đốm đen.
Cành đã phát triển ra rễ nếu thực hiện đúng phương pháp
– Phân bón: khi cây bắt đầu phát triển rễ và cứng cáp, phát triển nhiều lá, nụ có thể bổ sung một số loại phân bón hữu cơ có độ phân giải chậm vì phân bón hữu cơ bổ sung từ từ các dưỡng chất tránh làm sốc rễ. Có thể sử dụng phân bón
Neemcake có nguồn gốc từ thực vật chính là quả Neem.
+ “Phân hữu cơ bánh dầu
Neem là sản phẩm phụ thu được trong quá trình ép lạnh trái cây và hạt cây Neem, và quá trình chiết dung môi cho bánh dầu Neem. Nó là một nguồn phân hữu cơ tiềm năng theo Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ, Thông số kỹ thuật số 8558. Neem đã chứng minh tiềm năng đáng kể như một loại phân bón. Với mục đích này, bánh Neem và lá Neem đặc biệt hứa hẹn. Trong cuốn sách về Neem của mình,
Puri (1999) đã đưa ra chi tiết về bánh hạt giống Neem như phân và nitrat hóa chất ức chế. Tác giả đã mô tả rằng, sau khi chế biến, bánh Neem có thể được sử dụng để thay thế một phần thức ăn gia cầm và gia súc.” – Từ
Wikipedia, bách khoa toàn thư.
– Cắt tỉa: khi cây lớn hơn, nên cắt tỉa bớt các cành tăm hoặc nụ thừa tránh việc các cành thừa hút chất dinh dưỡng của cành chính để phát triển, Các cành thừa phát triển nhiều làm che mất cành chính khiến cho khả năng quang hợp của cành chính suy giảm.
– Sâu bệnh: Nên phòng trừ sâu bệnh cho cây bằng các phương pháp thủ công hoặc hữu cơ, tránh tình trạnh sâu bệnh và nấm phát triển gây chết cây. Có thể sử dụng
dầu Neem nguyên chất ép lạnh thương hiệu Docneem có nguồn gốc từ quả Neem có nồng độ Azadirachtin lên tới 3000ppm cao nhất thị trường hiện tại. Đặc biệt an toàn cho trẻ nhỏ và người sử dụng đã được chứng minh, có thể phun dầu Neem trực tiếp lên cây mà không cần đeo găng tay.
Cách sử dụng dầu Neem phòng bệnh cho cây hồng
Dầu Neem nguyên chất ép lạnh Docneem phòng sâu bệnh & nấm cho hoa hồng
Cách dùng dầu Neem phun trị:
– Dùng 5ml neem + 5 ml nước rửa chén (hoặc pha với 10ml dung dịch bồ hòn) rồi pha trong 1 lít nước. Lắc đều trước khi phun. Nếu bạn phun nhiều hơn thì nhân lên tương ứng, ví dụ 2 lít thì nhân lên gấp đôi.
Tuần phun 2 -3 lần, vào buổi tối hoặc sáng sớm (lúc trời mát) khi hết bệnh bệnh thì chuyển sang phun phòng.
Cách dùng dầu Neem phun phòng:
– Dùng 1-2ml neem pha với 2 ml nước rửa chén (hoặc pha với 5ml dung dịch bồ hòn), sau đó pha trong 1 lít nước. Lắc đều trước khi phun.
Tuần phun 1-2 lần, vào buổi tối hoặc sáng sớm (lúc trời mát).
—
Tinh dầu Neem – Giải pháp hữu cơ an toàn cho vườn hồng của bạn
📌Mua ngay tại đây: https://docneem.com/collections/all
– Tiki: https://bit.ly/docneem-tiki
– Shopee: https://bit.ly/docneem-shopee
– Lazada: https://bit.ly/docneem-lzd
– Sendo: https://bit.ly/docneem-sendo
📌Facebook: Tinh dầu Neem
📞Hotline tư vấn: 092.8888.208 – 0988.22.1985