Cơ chế hấp thụ dinh dưỡng trong phân bón của cây trồng

co-che-hap-thu-dinh-duong

Phân bón có vai trò rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Hiểu rõ về phân bón và cơ chế hấp thụ dinh dưỡng của cây sẽ giúp người trồng cây sử dụng phân bón một cách hợp lí và hữu ích. Hôm nay, các bạn hãy cùng Docneem tìm hiểu xem cây trồng “ tiêu hóa thức ăn” như thế nào nhé!

Phân bón là gì?

Phân bón là “thức ăn” do con người bổ sung cho cây trồng. Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Các chất dinh dưỡng chính trong phân là: đạm (N), lân (P), và kali (K). Ngoài các chất trên, còn có các nhóm nguyên tố vi lượng… – theo wikipedia

Cây lấy dinh dưỡng từ đất và phân thông qua bộ rễ dưới dạng ion hòa tan trong nước và một phần qua lá.

cay-hap-thu-dinh-duong-trong-phan-bon-qua-bo-re-va-la

Cây hấp thu dinh dưỡng trong phân bón qua bộ rễ và lá

Cơ chế hấp thụ dinh dưỡng trong phân bón của cây

Dinh dưỡng trong phân bón được hấp thu qua bộ rễ

Bộ rễ là cơ quan chính giúp cây lấy nước và các chất dinh dưỡng có trong đất và phân bón. Nhờ có chóp rễ, các lông hút giúp khuếch tán và thẩm thấu dưỡng chất dưới dạng ion hòa tan. Các chất khó tiêu cũng được phân giải bởi một số acid hữu cơ mà bộ rễ tiết ra giúp cây dễ dàng hấp thu.

Hấp thu chủ động

Quá trình dịch chuyển ngược của các ion từ nơi nồng độ thấp đến nơi nồng độ cao. Cây hấp thu dinh dưỡng phần lớn theo cơ chế này. Đây là một quá trình cần sự tiêu hao năng lượng.

Hấp thu bị động

Khi các ion đi từ nơi nồng độ cao tới nơi nồng độ thấp bởi sự khuếch tán do chênh lệch nồng độ được gọi là quá trình hấp thu bị động. Quá trình này không tiêu hao năng lượng.

Hút khoáng lí hóa

Các ion trao đổi giữa dung dịch đất và rễ cây, cây lấy dinh dưỡng thông qua quá trình này được gọi là cơ chế hút khoáng lí hóa.

Dinh dưỡng trong phân bón được hấp thụ qua lá

Trên mặt lá có các các lỗ cực nhỏ gọi là khí khổng, giúp cây thoát hơi nước để ổn định nhiệt độ và giúp cây quang hợp. Các chất dinh dưỡng hòa tan vào tế bào qua các lỗ khí khổng này.

Ngoài ra tùy vào cấu tạo của lá, một số ion còn có thể thẩm thấu trực tiếp qua lớp biểu bì. Vào ban đêm, quá trình hút ion sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn.

Trong trường hợp bộ rễ bị tổn thương, hoặc cây đang trong thời kỳ ra hoa, kết trái, cần một lượng lớn dinh dưỡng thì việc sử dụng phân bón lá trong thời gian này là rất cần thiết.

Tình trạng cây, phân bón, môi trường ảnh hưởng thế nào tới khả năng hấp thu dinh dưỡng

phan-bon-va-moi-truong-anh-huong-toi-kha-nang-hap-thu-dinh-duong-cua-cay

Phân bón và môi trường ảnh hưởng tới khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây

Tình trạng của cây

Cây có bộ rễ khỏe mạnh, sinh trưởng phát triển tốt hoặc đang trong thời kỳ phát triển thì khả năng nhận và chuyển hóa dưỡng chất sẽ tốt hơn cây sâu bệnh hay cây già yếu. Lá cây khỏe mạnh, sạch sẽ giúp quá trình quang hợp diễn ra thuận lợi, cây lấy được dinh dưỡng trong đất và phân bón một cách tối ưu.

Phân bón và đất

Các loại phân bón hữu cơ như phân humic đậu nành, humic dịch chuối…  sẽ giúp cây dễ hấp thu hơn các loại phân vô cơ. Đồng thời phân hữu cơ cũng giúp cải tạo đất trồng, làm đất tơi xốp, tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển – là nền móng cho các hoạt động sinh trưởng của cây. Đất trồng tơi xốp, giữ nước giữ ẩm tốt giúp người trồng cây tiết kiệm được thời gian và công sức tưới nước cho cây. Hơn nữa, phân bón hữu cơ có thể phân hủy gần hết trong tự nhiên nên việc sử dụng phân hữu cơ cũng góp phần bảo vệ môi trường.

cay-de-dang-hap-thu-dinh-duong-trong-phan-bon-huu-co

Cây dễ dàng hấp thu dinh dưỡng trong phân bón hữu cơ

Trong khi đó, phân bón vô cơ lại tồn tại dưới dạng muối khoáng, được sản xuất theo quy trình công nghiệp. Việc lạm dụng phân vô cơ (hay phân hóa học) sẽ tác động đến đất trồng, phá vỡ cấu trúc và làm giảm dộ pH của đất. Phân vô cơ cũng ảnh hưởng tới các vi sinh vật có lợi làm gia tăng sự mẫn cảm của cây, cũng như làm tổn hại bộ rễ. Làm mất cân bằng sinh thái và gây ô nhiễm môi trường cũng là hai nhược điểm lớn của loại phân này.

phan-bon-vo-co-anh-huong-toi-cau-truc-va-pH-cua-dat

Phân bón vô cơ ảnh hưởng tới cấu trúc và độ pH của đất

Môi trường bên ngoài

Các điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng, nước hay độ pH cũng có tác động tới hoạt động trao đổi chất của cây. Khi điều kiện phù hợp, quá trình nhận và chuyển hóa dinh dưỡng của cây sẽ diễn ra thuận lợi. Cây đủ nước sẽ giúp hòa tan các khoáng chất và dễ dàng vận chuyển từ rễ lên nuôi các bộ phận của cây, độ pH cũng ảnh hưởng tới các hoạt động phân giải của các loại vi sinh vật trong đất…

Cây trồng phát triển khỏe mạnh từ bộ rễ sẽ tạo điều kiện hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng tốt nhất. Việc sử dụng phân bón lá không thể thay thế hoàn toàn cho bón gốc. Vì vậy, bạn đừng quên bón phân thường xuyên để cây luôn có đủ dinh dưỡng, đồng thời duy trì được độ tơi xốp cho đất trồng tạo điều kiện sinh trưởng tối ưu cho cây nhé!

MUA NGAY BỘ 3 PHÂN BÓN HỮU CƠ DOCNEEM TẠI ĐÂY

————

Tinh dầu Neem – Giải pháp hữu cơ an toàn cho vườn hồng của bạn
📌Mua ngay tại đây: https://docneem.com/collections/all
– Tiki: https://bit.ly/docneem-tiki
– Shopee: https://bit.ly/docneem-shopee
– Lazada: https://bit.ly/docneem-lzd
📌Facebook: Tinh dầu neem
📞Hotline tư vấn: 0988.22.1985 – 0946.298.603