Hoa giấy là loài hoa được ưa chuộng tại nhiều nơi. Không chỉ trồng trong sân vườn, hoa giấy cũng có mặt ở rất nhiều công trình khác nhau như tòa nhà, biệt thự, công viên… Hoa giấy được yêu thích vì màu sắc rực rỡ và hoa nở quanh năm. Loại cây này cũng không khó chăm sóc. Tuy nhiên, khi bắt đầu trồng hoa giấy, người chơi hoa thường lo lắng khi cây có hiện tượng ít hoa, cây không ra hoa tiếp. Vậy cần làm thế nào để khắc phục hiện tượng này. Hãy cùng Docneem tìm hiểu nhé!
1. Nguồn gốc và đặc tính của hoa giấy
Nguồn gốc hoa giấy
Là loài cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, hoa giấy có tên Tiếng Anh là Bourgainvillea. Đây là tên gọi xuất phát từ vùng Louis Antoine de Bourgainvillea. Theo truyền thuyết kể lại, người dân làng này đã phát hiện ra những bụi rậm thân gỗ có hoa nở rất đẹp nên đã lấy tên vùng đất này để đặt cho cây. Hiện nay, hoa giấy có tới 18 loại khác nhau và phủ rộng ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, loại cây này cũng rất phổ biến nhờ đặc tính dễ thích nghi và hoa nở suốt 4 mùa.
Đặc tính của cây hoa giấy
Hoa giấy là loại cây leo mạnh mẽ, rất dễ thích nghi và phát triển. Cây mọc hoang dã tự nhiên thường được cắt tỉa thành hàng rào và một số giống cây lùn được trồng trong chậu để làm cây cảnh trong nhà, hoặc giống cây cao cho leo tường tạo sự mới mẻ, bắt mắt cho ngôi nhà.
Hoa giấy leo tường rào tạo sự bắt mắt cho ngôi nhà
Lá cây có hình bầu dục và rất thưa. Tuy nhiên hoa của chúng lại mọc thành các chùm lớn và rực rỡ, nhiều màu sắc rất thu hút. Cây có xu hướng nở quanh năm tại các vùng xích đạo, ở những nơi khác hoa giấy sẽ nở theo mùa, chu kỳ hoa thường từ 4-6 tuần.
2. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của hoa giấy
Cũng giống như các loại cây khác, sẽ có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của hoa giấy.
Đất trồng
Hoa giấy là cây có nhu cầu nước vừa phải, vì thế đất cần đảm bảo khả năng thoát nước tốt để cây không bị ngập úng. Một số cách để giúp đất trồng thoát nước tốt hơn:
- Thêm cát hoặc than bùn rêu, đá trân châu hoặc Vermiculite cho đất trồng cây
- Trồng vây ở sườn dốc hoặc đất có độ thoải
- Cây trồng trong chậu nên lựa chọn đất có độ pH thích hợp ngay từ đầu. Hoa giấy sẽ phát triển tốt ở đất có độ pH từ 5.5 đến 6.0. Chậu cây cũng nên đảm bảo độ thoát nước để tránh làm cây bị úng
- Cây trồng đất vườn có thể thêm đá vôi vào đất để tăng độ pH hoặc lưu huỳnh để giảm độ pH khi cần thiết
Ánh sáng
Hoa giấy là loài ưa nắng và phát triển tốt nhất khi có đủ nắng ít nhất 6 tiếng mỗi ngày.
Hoa giấy là loài cây ưa nắng
Nước
Hoa giấy không ưa nước mà chỉ cần một lượng vừa phải. Nếu thừa nước dễ dẫn đến ngập úng và làm chết cây. Khi thừa nước nhẹ, cây sẽ tập trung phát triển lá nhiều hơn và không ra hoa. Ngược lại, khi đất quá khô cây sẽ thiếu dinh dưỡng, ít lá và hoa. Một số mẹo giúp cân bằng độ ẩm cho cây như sau:
- Xác định thời điểm thích hợp nhất để tưới nước bằng cách quan sát bề mặt chậu. Nếu bề mặt khô ráo và khi xới khoảng 5cm thấy đất có độ ẩm thì nên tưới nước
- Dùng vòi phun để hạn chế nước tập trung một chỗ
- Khi sử dụng kỹ thuật siết nước để đẩy hoa nở rộ thì nên lưu ý thời điểm tưới phù hợp, không để cây quá héo làm rụng lá, chết cây
Phân bón hoa giấy
Phân bón hoa giấy không cần lượng đạm quá cao, tốt nhất nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ hoặc phân tan chậm. Đảm bảo bón phân cho cây ít nhất 1 lần trong năm để cây duy trì và phát triển. Nếu bạn muốn kéo dài thời gian nở hoa của cây, nên bón phân cho cây tần suất khoảng 4 tháng một lần. Bón phân thường xuyên sẽ kích thích cây phát triển mạnh mẽ hơn. Nếu bạn cảm thấy cây phát triển quá nhanh không phù hợp với địa hình thì có thể tạm ngưng một thời gian.
3. Những thời điểm sử dụng phân bón cho hoa giấy
Sử dụng phân bón hoa giấy phù hợp sẽ giúp hoa nở đẹp và đồng đều
Bón phân đúng thời điểm sẽ giúp cây ra hoa đều và đẹp. 3 thời điểm tốt nhất để bạn dùng phân bón hoa giấy, đó là
- Sau mỗi đợt hoa, bạn nên tiến hành cắt tỉa thu gọn tán. Thời điểm này bổ sung phân bón hữu cơ đã hoai mục như phân bò, phân dơi, trùn quế…
- Giai đoạn sinh trưởng cây ra tán lá mới thì có thể sử dụng phân bón lá. Phân bón có hàm lượng Kali hoặc Photpho cao (như Dịch chuối Humic hoặc Phân bón Kích hoa) sẽ phù hợp với phân ở giai đoạn này
- Giai đoạn phân hóa mầm hoa có thể bổ sung phân bón hoa giấy định kỳ tuần 1 lần và duy trì tưới nước đầy đủ. Đây là giai đoạn sau khi thực hiện kỹ thuật cắt nước. Cắt nước là một phương pháp khá phổ biến với người chơi hoa giấy. Cách thực hiện của phương pháp này là hạn chế tưới nước rồi chuyển dần đến cắt nước hoàn toàn. Việc làm này giúp cây chuyển sang giai đoạn phân hóa mầm hoa. Giai đoạn này rất quan trọng, nó sẽ quyết định độ dày và độ đồng đều của hoa. Tuy nhiên, cách làm này cần hết sức lưu ý thời điểm tưới lại sao cho phù hợp và không tưới quá nhiều một lúc.
4. Phân bón hoa giấy nào tốt?
Bạn có thể lựa chọn phân bón chuyên dùng cho hoa giấy để tối giản các bước bón phân. Phân bón hữu cơ kích hoa giấy Docneem là phân bón 100% tự nhiên chuyên biệt bổ sung đầy đủ các khoáng vi lượng, giảm hàm lượng đạm để thúc đẩy cây bật hoa.
Phân bón hoa giấy Docneem gấp 3 hàm lượng lân cho hoa lặp nhanh gấp 2 lần
Công dụng phân bón hoa giấy Docneem
- Gấp 3 hàm lượng lân (P) hữu cơ và trung lượng giúp hoa lặp nhanh gấp 2 lần
- Kích thích cây phân nhánh mầm hoa, lặp hoa nhanh, to và đậm màu.
- Phù hợp với nhiều loại hoa giấy khác nhau: hoa giấy thái, mỹ, cẩm thạch, ngũ sắc
- Sản xuất theo tiêu chuẩn độc quyền bởi Docneem – Thương hiệu số 1 về nông nghiệp hữu cơ đô thị
Hướng dẫn sử dụng:
- Sử dụng bón gốc hoa giấy tuần 1 lần, tưới đẫm mặt chậu.
- Tỷ lệ pha là 20-25ml chế phẩm / 1L nước sạch
Đặt mua ngay sản phẩm Phân bón hoa giấy Docneem và các sản phẩm chăm sóc cây hữu cơ ngay bên dưới
—
Thương hiệu Docneem – Giải pháp hữu cơ an toàn cho vườn hồng của bạn
📌Mua ngay tại đây: https://docneem.com/collections/all
– Tiki: https://bit.ly/docneem-tiki
– Shopee HCM: https://bit.ly/docneem-shopee
– Shopee HN: https://bit.ly/shopee-docneem-hn
– Lazada: https://bit.ly/docneem-lzd
📌Facebook: Tinh dầu neem
📞Hotline tư vấn: 0988.22.1985 – 0946.298.603