Azadirachtin trong dầu Neem và khả năng trị bệnh trên hoa hồng

tri-benh-hoa-hong

Azadirachtin là gì? Tại sao có nhiều loại dầu Neem khác nhau?

“Azadirachtin, một hợp chất hóa học thuộc nhóm limonoid, là một chất chuyển hóa thứ cấp có trong hạt Neem. Nó là một tetranortriterpenoid bị oxy hóa cao, tự hào có rất nhiều nhóm chức mang oxy, bao gồm một enol ether, acetal, hemiacet, epoxit thay thế tetra và một loạt các ester carboxylic.” – Từ Wikipedia, bách khoa toàn thư.

Azadirachtin trong dầu Neem quyết định tới khả năng trị sâu bệnh, nấm, virus trên hoa hồng

Dầu Neem nguyên chất có màu vàng óng

Dầu Neem chứa rất nhiều hoạt chất có ứng dụng cao trong dược phẩm, mỹ phẩm, nông nghiệp, thú ý. Vì thế cũng có rất nhiều chủng loại và sản phẩm liên quan tới dầu Neem.

Dầu Neem không phải là một chất duy nhất nhưng là một thuật ngữ chung cho cả dầu azadirachtin và dầu hạt Neem, có nguồn gốc từ cây Neem, Azadirachta indica.

Theo Dennis (1992),dầu hạt Neem có màu vàng tối, mùi tỏi nặng, vị đắng do chứa nhiều hợp chất chứa sufur. Dầu neem đông ở nhiệt độ dưới 230C, không khô. Thành phần của nó tƣơng đồng với dầu đậu nành, dầu ô liu, với các thành phần acid béo nhƣ sau: acid oleic: 52,8%, acid stearic: 21,4% acid palmitic: 12,6%, acid linoleic: 2,1% và các acid béo khác: 2,3%

 Thông thường, có ba cách lấy dầu từ nhân hạt:

  • Cách cổ điển: dùng công cụ ép dƣới áp lực mạnh lên hạt đến khi dầu chảy ra. Đây còn gọi là phương pháp ép lạnh, cho dầu ở chất lượng cao nhất, tuy nhiên giá thành khá cao vì lượng dầu còn lại trong bã cao.
  • Cách thứ hai: sử dụng hơi nƣớc và áp suất cao. Làm nóng nhân hạt bằng hơi nƣớc, sau đó ép với áp lực cao. Theo cách này hầu hết dầu từ hạt được lấy ra nhƣng chất lượng xấu, các hoạt chất sinh học trong nhân hạt dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên dầu thu hồi được khá nhiều, tiết kiệm hơn so với phương pháp cổ điển.
  • Cách thứ ba: sử dụng dung môi như hexane, ether dầu hỏa. Cách này có thể lấy hầu hết lượng dầu trong hạt. Tuy nhiên một số hoạt chất không tan trong dung môi sẽ còn lại.

Phần lớn dầu neem được chiết bằng dung môi. Hạt hoặc bột hạt được xử lý bằng cồn, làm cho azadirachtin và các chất liên quan thân nước tách biệt với dầu neem. Dầu còn lại sau đó mà không có azadirachtin được gọi là chiết xuất kỵ nước của dầu neem (clarified hydrophobic extract of neem oil). Như vậy sau khi chiết xuất, phần dầu neem đã tách azadirachtin cũng được gọi đơn giản là “dầu neem”. Chính nồng độ azadirachtin chứa trong dầu được coi là thành phần quyết định chất lượng của dầu neem trong nông nghiệp hữu cơ. Sau đó người ta lại dùng phương pháp thu hồi cồn để tách riêng Azadirachtin.

Nồng độ Azadirachtin có trong dầu hạt Neem nguyên chất biến động rất lớn và phụ thuộc vào khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng, điều kiện thu hái…Trong nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy, hàm lượng của Azadirachtin A trong dầu neen tự nhiên dao động từ 556.9-3030.8mg/kg. Mùa khô, hàm lượng Azadirachtin trong dầu Neem cao hơn so với mùa mưa.

Trong nền công nghiệp sản xuất Azadirachtin và dầu neem, người ta có thể “đẩy” hàm lượng Azadirachtin trong dầu neem lên tới 10.000ppm với giá thành có thể lên tới 2000 USD/kg.

Dầu Neem nguyên chất Docneem là dầu neem ép lạnh, hoàn toàn tự nhiên, không qua bất kỳ giai đoạn xử lý hóa chất nào. Đồng thời hàm lượng Azadirachtin trong dầu Docneem tự nhiên khá cao khoảng 2000-3000ppm

Tác động của dầu Neem đối với côn trùng

Azadirachtin trong dầu Neem quyết định tới khả năng trị sâu bệnh, nấm, virus trên hoa hồng

Dầu Neem DocNeem có nồng độ Azadirachtin cao nhất thị trường

Hạt Neem và lá Neem chứa nhiều hoạt chất diệt côn trùng. Những hoạt chất này tác động lên hormone của côn trùng chứ không ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, cơ quan sinh sản như các loại thuốc hoá học do đó khó phát triển tính kháng thuốc ở thế hệ sau (Dennis,1992); neem là một loại thuốc diệt côn trùng phổ rộng, tác động lên 400 – 500 loại côn trùng từ bộ cánh thẳng (châu chấu), bộ cánh giống (rệp rừng, bướm trắng, rệp cây); bộ Thysanoptera (bọ trĩ); bộ cánh cứng (bọ ruồi); bộ cánh vảy: ngài.

 Dầu Neem tác động lên côn trùng theo một số cách chủ yếu sau:

  •  Gây ngán ăn, làm mất khả năng nuốt. Theo Isman (2002), có ba nhóm hoạt chất thứ cấp chính gây ngán ở côn trùng là: alkaloid, phenoloid, terpenoid, đặc biệt những là những triterpenoid. Trong đó những limonoid ở Azadirachta indica được quan tâm nghiên cứu và được đánh giá là rất hiệu quả trong việc khống chế côn trùng gây hại.
  •  Gây chết ấu trùng và con trưởng thành.
  •  Gây biến dạng.
  •  Cản trở sự hình thành lớp kitin bên ngoài cơ thể.
  •  Làm gián đoạn và cản trở sự phát triển của trứng, ấu trùng, nhộng.
  •  Ngăn cản sự giao phối, giao tiếp quần thể,  giảm khả năng sinh sản.

Tinh dầu Neem – Giải pháp hữu cơ an toàn cho vườn hồng của bạn
📌Mua ngay tại đây: https://docneem.com/collections/all
– Tiki: https://bit.ly/docneem-tiki
– Shopee: https://bit.ly/docneem-shopee
– Lazada: https://bit.ly/docneem-lzd
📌Facebook: Tinh dầu neem
📞Hotline tư vấn: 092.8888.208 – 0988.22.1985