Lá héo úa sau khi phun dầu neem là bị gì?

tri-benh-hoa-hong

Dầu neem được ép lạnh giúp hàm lượng Azadirachtin tự nhiên cao gần 3000ppm, cho khả năng diệt bọ trĩ, nhện đỏ và côn trùng khác rất cao. Tuy nhiên, một số cho biết là khá e dè bởi tình trạng lá héo úa sau khi phun dầu neem, một số cây còn chết hẳn. Vậy… đâu là nguyên nhân? Mọi người hãy cùng Docneem tìm hiểu và khắc phục tình trạng qua bài viết này nhé!

1. Nhũ hóa dầu neem không kỹ sẽ làm cháy lá hoa hồng

Chất nhũ hóa là một chất phụ gia được sử dụng làm giảm sức căng bề mặt của các pha trong hệ, từ đó duy trì được sự ổn định cấu trúc của hệ nhũ tương. Hệ nhũ tương bao gồm hai chất lỏng không hòa tan nhưng lại được trộn lẫn với nhau. Trong đó sẽ có một chất lỏng tồn tại dưới dạng “pha phân tán” trong cùng một hệ, chất lỏng còn lại được gọi là “pha liên tục” – theo Wikipedia

Dầu neem thu được bằng phương pháp ép lạnh sẽ mang tính chất không tan trong nước của dầu. Chính vì vậy, nó cần chất nhũ hóa để hòa tan được trong nước. Một số dung dịch nhũ hóa dầu neem hiện nay có thể kể đến là nước rữa chén, xà phòng, dung dịch bồ hòn,…

1-dau-neem-nguyen-chat-mau-vang-sanh-docneem

Dầu neem nguyên chất với màu vàng óng, sánh như mật ong

Do đó, dầu neem khi được pha trực tiếp hoặc chưa được nhũ hóa hoàn toàn không hòa tan được trong nước. Điều này khiến lá cây tiếp xúc trực tiếp với dầu, gây ra tình trạng cháy lá với dấu hiệu ban đầu là lá héo úa. Đây được xem một vấn đề thường xuyên gặp phải của bạn yêu hoa mới sử dụng dầu neem. Tuy nhiên như đã đề cập, đây không phải do là dấu hiệu chúng có hại đối với cây trồng mà do liều lượng sử dụng không hợp lý và nhũ hóa chưa đúng cách

2-heo-la-chay-la-sau-phun-dau-neem-docneem

Lá cây héo, cháy khi phun dầu neem không đúng cách

2. Nhũ hóa dầu neem đúng cách như thế nào?

Thông thường, Docneem sẽ dùng nước rửa chén và dung dịch bồ hòn để nhũ hóa dầu neem. Bạn cũng có thể tự nấu nước bồ hòn để nhủ theo hướng dẫn tại đây. Những bạn không có thời gian có thể dùng nước rửa chén hoặc xà phòng cũng được. Dưới đây là 5 bước nhũ hóa dầu neem đúng cách để cây không cháy lá

3-cac-buoc-nhu-hoa-dau-neem-docneem

Các bước nhũ hóa dầu neem đúng cách

Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ và nguyên liệu cần thiết cùng dầu neem

  • Dầu neem nguyên chất (nên chọn loại nguyên chất để thành phần hoạt chất diệt côn trùng cao và đạt hiệu quả)
  • Một ít ước rữa chén (hoặc xà phòng, dung dịch bồ hòn)
  • Nước sạch (nếu dùng nước máy thì nên để 2 ngày giúp Clo trong nước bay hơi hết)
  • Ống xilanh (ống tiêm) có hoặc cốc có vạch chia ml
  • Đũa hoặc quen nhỏ để khuấy dầu neem
  • Ly
  • Bình phun

Bước 2: Lấy dầu neem và các thành phần đúng tỉ lệ

Tại bước này, bạn cần xác định đúng tỉ lệ và mục đích sử dụng dầu neem. Cụ thể như sau:

  • Với những cây đang mắc bệnh hoặc đang tiến hành trị bệnh: 5ml dầu neem/ 5ml rửa chén (hoặc 10ml dung dịch bồ hòn)/ 1 lít nước. Khi cây khỏi bệnh sẽ giảm nồng độ xuống còn 1ml dầu neem/ 1ml rửa chén (hoặc 2ml dung dịch bồ hòn)/ 1 lít nước để đề phòng sâu bệnh gây hại quay lại
  • Với những cây chưa mắc bệnh: 1ml dầu neem/ 1ml nước rửa chén (2ml dung dịch bồ hòn)/ 1 lít nước

**Lưu ý: Nếu có nhiều cây, phun nhiều hơn thì cứ nhân theo tỉ lệ tương ứng và được. VD: 10ml dầu neem/ 10ml nước rữa chén (20ml dung dịch bồ hòn)/ 2 lít nước.

Bước 3: Nhũ hóa và pha chế dầu neem

  • Cho hỗn hợp dầu neem và nước vào ly và dùng que khuấy đều tay đến khi hỗn hợp này chuyển sang màu vàng kem như bên dưới.
  • Đổ hỗn hợp trên bình phun và cho nước sạch vào
  • Lắc đều tay để hỗn hợp dầu neem nhũ hóa tan hoàn toàn hòa tan trong nước

4-hon-hop-dau-neem-da-nhu-hoa-hoan-toan-docneem

Hỗn hợp dầu neem đã nhũ hóa hoàn toàn có màu kem

Bước 4: Phun phòng và trị bọ trĩ, nhện đỏ, rệp cho hoa hồng với dầu neem

Sau khi đã có hỗn hợp với dầu neem vừa pha loãng, bạn tiến hành phun cho cây như sau:

  • Phun dầu neem đều 2 mặt lá, lưu ý phun kỹ kẽ lá, thân cây, mặt chậu. Đây là những nơi sâu bệnh (đặc biệt là nhện đỏ) ẩn nấp
  • Nếu cây có rệp vảy nên kết hợp thêm việc chà sát thân cây với bàn chải
  • Phun hết hỗn hợp trong vòng 8h sau khi pha do để lâu, các liên kết sẽ bị bẻ gãy làm ảnh hưởng tới nồng độ hoạt chất
  • Thời gian hợp lý nhất là lúc sáng sớm (6-7h) hoặc chiều mát (16-17h)
  • Tuyệt đối không phun vào lúc trời nắng gắt vì sẽ gây cháy lá do nhiệt độ ánh nắng cao
  • Nếu mới phun xong mà mua thì pha và phun lại
  • Phun 2-3 lần/ tuần nếu trị bệnh hoặc 1-2 lần nếu phòng bệnh cho cây
  • 1 lít nước có thể phun được khoảng 6 đến 8 chậu hồng nhỏ

3. Có nên mua dầu neem pha sẵn hay không

Do quy trình nhũ hóa dầu neem và pha chế có phần hơi phức tạp nên nhiều bạn thường lựa chọn những sản phẩm được pha sẵn. Tuy nhiên, một số trong các sản phẩm pha chế sẵn này dùng loại dầu neem chiết xuất. Nó vừa cho nồng độ hoạt chất diệt côn trùng Azadirachtin thấp, vừa lẫn các chất hóa học khác.

Mặc khác, như Docneem đề cập phía trên, dầu neem sau pha chế chỉ nên dùng trong vòng 8h. Sau khoảng thời gian này, hoạt chất Azadirachtin sẽ không còn, khiến hiệu quả diệt bọ trĩ, nhện đỏ, rệp sáp, rệp vảy cũng không còn nữa. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và điều trị sâu bệnh hiệu quả, bạn nên tìm mua sử dụng dầu neem chính hãng, được ép lạnh để đảm bảo hàm lượng Azadirachtin trên 2950ppm

5-dau-neem-nguyen-chat-so-1-thi-truong-docneem

Dầu neem nguyên chất ép lạnh Docneem số 1 thị trường

Tham khảo thêm về dầu neem:

 

Tinh dầu Neem – Giải pháp hữu cơ an toàn cho vườn hồng của bạn

📌Mua ngay tại đây: https://docneem.com/collections/all

– Tiki: https://bit.ly/docneem-tiki

– Shopee: https://bit.ly/docneem-shopee

– Lazada: https://bit.ly/docneem-lzd

📌Facebook: Tinh dầu neem

📞Hotline tư vấn: 092.888.208 – 0988.22.1985