Lan hồ điệp bị thối lá là căn bệnh thường gặp với những người chơi lan. Hôm nay, hãy cùng Docneem tìm hiểu về căn bệnh này cũng như cách chữa trị cho hoa lan của mình nhé.
Biểu hiện lan hồ điệp bị thối lá
Để có thể chữa trị kịp thời khi lan bị thối lá, bạn cần nhận biết những dấu hiệu về bệnh thối lá của cây. Việc phát hiện bệnh và điều trị kịp thời sẽ giúp cây lan của bạn không xuất hiện các triệu chứng nặng và ảnh hưởng đến năng suất cây trồng sau này.
Dưới đây là những triệu chứng của bệnh thối lá lan hồ điệp mà bạn nên biết:
- Lan bị thối lá nhẹ sẽ xuất hiện tình trạng lá héo, thân và lá rũ xuống, trên bề mặt lá xuất hiện những vết lốm đốm. Lá sẽ chuyển dần từ xanh sang vàng và có đốm thâm. Nếu thời tiết xấu, ẩm thì tình trạng trên sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Khi lan hồ điệp bị thối lá nặng sẽ rất dễ làm chết cây. Vì vậy, người chăm sóc lan cần chú ý đến các biện pháp can thiệp kịp thời để cây không bị thối lá nặng
Nguyên nhân khiến lan hồ điệp bị thối lá
Nấm khiến cho lan hồ điệp thối lá
Việc đặt chậu lan ở môi trường ẩm sẽ tạo điều kiện cho nấm hình thành và phát triển. Sau khi xâm nhập cây lan sẽ làm cho ngọn, rễ và lá bị ảnh hưởng, khô héo dần và thối rữa.
Lan hồ điệp bị thối lá do đón nhiều nắng
Lan hồ điệp ưa sáng nhưng không thể chịu được quá nhiều nguồn ánh nắng trực tiếp. Khi tiếp xúc với ánh nắng mạnh hoặc nhiệt độ quá cao có thể làm cho lan hồ điệp bị héo. Bạn có thể gặp phải vấn đề này nếu bạn đang trồng lan ngoài hiên hoặc dưới mái tôn.
Do thiếu nước khiến lá lan hồ điệp bị thối
Công việc bận rộn đôi khi khiến bạn không có nhiều thời gian chăm sóc lan và thỉnh thoảng mới tưới nước cho cây. Cây thiếu nước sẽ không có đủ điều kiện sinh trưởng và phát triển. Lúc này, lan hồ điệp buộc phải loại bỏ lá của mình để tập trung nguồn nước vào nuôi ngồng và hoa, chờ đợi khả năng ra lá lại.
Thối lá lan hồ điệp do gặp vấn đề về rễ
Rễ bị bệnh hoặc thối rữa cũng là nguyên nhân làm cho lá lan hồ điệp bị nhăn lại.Đơn giản là khi chúng không thể thực hiện chức năng hút nước và chất dinh dưỡng. Ngoài ra, có thể do côn trùng, động vật nhỏ cắn đứt rễ. Lá héo và vàng là những triệu chứng đầu tiên có thể nhận biết bằng mắt thường.
Lan hồ điệp bị thối lá do phân bón
Tùy theo thời điểm ra hoa của lan hồ điệp mà bạn cần cân đối tỷ lệ phân bón và có phương pháp bón hợp lý. Việc bón không đúng loại phân, làm dư thừa các chất dinh dưỡng như kali hoặc nước cũng có thể làm cho lá lan hồ điệp bị héo.
Giá thể bị hỏng
Xơ dừa chưa qua xử lý và ngâm nước vôi trong có thể còn sót lại Tanin và lignin làm ảnh hưởng đến lá phong lan.
Vỏ thông và than dùng để bón phân lâu ngày sẽ tích tụ lại và hấp thụ muối theo thời gian. Xả mặn không thường xuyên cũng có thể làm cho cây lan bị nhăn và vàng lá.
Xử lý lan hồ điệp bị thối lá
Cần tìm được cách chăm sóc phù hợp khi lan hồ điệp bị nhăn lá, thối lá.
Lan bị thối lá nhẹ
Khi lan hồ điệp bị thối lá nhẹ, việc đầu tiên bạn cần làm là ngừng tưới lan vì bệnh sẽ lây lan nhanh hơn trong điều kiện ẩm ướt. Ngoài ra, cũng cần kiểm tra kỹ giá lan để đảm bảo giá lan luôn trong tình trạng khô ráo.
Sau đó bạn xịt thuốc thối nhũn lá cho lan. Khi lan có dấu hiệu bệnh, đầu tiên cần phun thuốc nhũn lá từ 2 đến 3 lần/ngày. Bạn nên chọn nơi khô ráo tránh ánh nắng mặt trời để treo lan.
Sau 3-4 ngày kể từ ngày áp dụng cách trên, lá hoa lan của bạn chắc chắn sẽ cứng dần lên. Khi đó, bạn nên đặt chậu lan dưới ánh nắng ban mai để chúng thích nghi với ánh nắng mặt trời
Khi lan bị thối nhũn lá nặng
Bạn cũng cần ngừng tưới cây ngay lập tức khi lan bị thối lá nặng. Sau đó, bạn hãy kiểm tra các lá bị hư hại và cắt tỉa bằng dụng cụ sắc nhọn để chúng không lây lan sang các lá khỏe mạnh.
Khi Lan hồ điệp của bạn được trồng trong một chậu lớn, bạn sẽ cần phải lấy cây ra khỏi chậu và bón Physan 20SL, sau đó bón vào vết rạch và để khô tự nhiên.
Sau khi vết thương lành hẳn, cần sử dụng vôi trầu để ngăn chặn các tác nhân không mong muốn xâm nhập vào vết cắt.
Sau đó phun trực tiếp lên cây lan bằng Nano bạc của Docneem với nồng độ nano bạc nguyên chất lên đến 1000 ppm giúp xử tình trạng thối nhũn lá ở lan hiệu quả. Bên cạnh đó còn giúp phòng các bệnh do virus, vi khuẩn gây bệnh cho lan như bệnh đốm đen, nấm lá, phấn trắng, vàng lá, cháy lá, bệnh giang mai thân-cành-rễ… Sản phẩm thân thiện với môi trường, con người – Không gây ra tình trạng kháng thuốc cho cây
Cách phòng tránh hiện tượng lan hồ điệp bị thối lá
Phòng bệnh luôn hơn chữa bệnh, vì thế cần tìm hiểu một số cách phòng bệnh thối lá để chậu lan của bạn luôn tươi đẹp, khỏe mạnh.
Xử lý kỹ lưỡng giá thể, chậu trồng lan trước khi trồng
Khử trùng kỹ lưỡng các bộ phận này. Giá thể và chậu có thể ngâm vào nước vôi trong rồi tráng lại bằng nước, sau đó để khô trước khi sử dụng tiếp. Lưu ý vì giá thể là gáo dừa, than củi và vỏ thông nên đây có thể là nơi các vi khuẩn gây bệnh này phát triển mạnh.
Xử lý cẩn thận các dụng cụ trồng, ghép, cắt lan
Các dụng cụ trồng lan cũng cần được xử lý cẩn thận trước khi cắt lá. Ngâm dụng cụ trong dung dịch vệ sinh đặc biệt của Benkona. Đây là giải pháp cần có cho những ai quan tâm đến hoa lan.
Quan sát và chăm sóc lan thường xuyên
Cần quan sát lan hồ điệp để phòng ngừa bệnh thối lá và cháy lá. Việc phát hiện sớm các triệu chứng trên lan sẽ giúp điều trị dễ dàng hơn. Ngoài ra cần đảm bảo bệnh thối lá, vàng lá ít ảnh hưởng đến thân lan. Chăm sóc và chú ý thường xuyên cho lan. Không để quá nhiều hơi ẩm trên thân và lá lan.
Để ý côn trùng và động vật gây hại như nhện đỏ, rệp hoặc sên, sên trần. Đây là những loài động vật cực kỳ nguy hiểm đối với phong lan.
Chú ý lượng nước và phân bón
Phân bón có nhiều nitơ có thể gây bệnh cho lan. Vì vậy, điều quan trọng là phải biết thời điểm chính xác để bón phân. Ngoài ra, việc tưới nước và phun sương cũng cần có khung thời gian nhất định. Tránh tưới quá nhiều vì có thể dẫn đến dư ẩm trong chậu và lan. Nếu lan đã bị bệnh, tốt nhất bạn nên ngừng bón phân và tưới nước.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết của Docneem về chủ đề “Lan hồ điệp bị thối lá”. Hi vọng qua bài viết, các bạn có thể hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây bệnh cho cây lan nhà mình và tìm được cách khắc phục nhanh chóng nhất.