Biểu hiện và nguyên nhân gây bệnh phấn trắng
Vết bệnh dạng bột màu trắng xám, hình thái không nhất định. Bệnh thường hại trên ngọn non, chồi non, lá non, bệnh hại ở cả 2 mặt lá. Bệnh phấn trắng nặng hại cả thân, cành, nụ và hoa, làm biến dạng lá, thân khô, nụ ít, hoa không nở, thậm chí chết cây.
Bệnh phấn trắng trên hoa hồng
Thông thường khi vừa bị cây hơi có dấu hiệu co lá lại, kiểu như bị trĩ nhưng có một lớp bột trắng, rất dễ phát hiện.
Chúng ta sẽ thấy lá và chồi tương đối khô, đa số lá đều quăn lại, nhìn rất thiếu sức sống.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh phấn trắng ở hoa hồng
Do nấm Sphaerotheca paranosa gây ra. Nấm bệnh phát triển thích hợp trong điều kiện ẩm độ 85%, nhiệt độ 180C. “Sphaerotheca pannosa là một loài Ascomycetes trong họ Erysiphaceae. Loài này được Wallr. Lev miêu tả khoa học đầu tiên năm 1851. Đây là loài gây hại phát triển phổ biến ở Uzbekistan” – Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
Thường thì vào mùa mưa phùn sau tết, độ ẩm thường cao trên 85%, không khí rất ẩm ướt, nhiệt độ cũng phù hợp nên loại nấm này phát triển rất nhanh và mạnh. Đầu năm nay khi vừa ăn tết Đinh Dậu xong cũng vậy, nhiệt độ ẩm ướt kéo dài cả tháng trời, đến bất kỳ vườn hồng nào ở bất tỉnh nào cũng bạt ngàn màu trắng, cảm giác toàn bộ khu vực miền Bắc vỡ trận vì phấn trắng do trời không khô một ngày nào để bà con phun thuốc. Dẫn đến không những không thể trị được mà bệnh càng ngày càng nặng hơn mà không thể hãm được.
Kinh nghiệm phòng bệnh phấn trắng
Phòng bệnh luôn là quan trọng nhất, bởi khi đã bị phấn trắng nặng việc chữa trị khỏi hẳn khá lâu, mất cả một lứa ra hoa mới khỏi được, chúng ta cũng không có lứa hoa để ngắm, chơi trong thời gian khá lâu. Chính vì thế để phòng bệnh phấn trắng hiệu quả, mình thường làm như sau:
– Luôn có chế độ cắt tỉa hoa tàn, lá bệnh, vàng, lá chết, cành khô, cành chết, cành bệnh định kỳ. Với quy mô vườn hơn 10.000m2 (hơn 1 ha) tại vườn trụ sở chính tại Hà Nội, mình luôn có 3 cô bác bấm tỉa định kỳ cho vườn. Sau khi cắt tỉa, thu gom toàn bộ rác đó đem ra ngoài bãi rác đốt, sau đó quét dọn vườn sạch sẽ, vườn hồng luôn được đảm bảo sạch sẽ thông thoáng thì sẽ ít bị nấm bệnh Đây luôn là việc quan trọng nhất trong việc phòng trừ bất cứ bệnh gì kể cả trĩ, nhện
– Để cây, sắp xếp cây trong vườn với mật độ hợp lý, thông thoáng, không quá chật chội, không sắp xếp cây 2 tầng tán tránh tầng dưới mất ánh sang trực tiếp, điều này giúp tránh được ủ mầm bệnh, vì bệnh phấn trắng rất kỵ nắng trực tiếp, chỉ cần có ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ trên 270C là nấm tự động chết, bệnh sẽ tự động khỏi.
– Chú ý theo dõi tình hình thời tiết để chủ động trong việc phòng bệnh: Trong việc theo trồng và chăm sóc hoa hồng thì việc nắm được tiết trời theo mùa là vô cùng quan trọng, và đặc biệt là luôn phải đọc, xem bản tin thời tiết để có cái nhìn tổng quan về thời tiết ít nhất 3 ngày đến 1 tuần. Ví dụ: nếu hôm nay thời tiết báo 3 ngày nữa sẽ có một đợt mưa phùn kéo dài khoảng 3 – 4 ngày trời mới khô ráo trở lại, thì ngay lập tức mình sẽ triển khai với đội kỹ thuật xem chỗ nào chưa bấm tỉa thì bấm tỉa nốt, sau đó dọn dẹp sạch sẽ và tiến hành phun thuốc phòng bệnh trước khi có mưa về. Thời tiết sau đó mưa ẩm ướt kéo dài cộng với nhiệt độ phù hợp sẽ sinh nấm gây bệnh, nhưng vườn đã sạch sẽ cộng với cây được phun thuốc phòng bệnh, nên vài ngày sau trời khô ráo trở lại và toàn bộ cây trong vườn hồng vẫn khỏe mạnh và không bị mắc bệnh.
Kinh nghiệm trị bệnh phấn trắng ở hoa hồng
Khi cây hoa hồng đã bị bệnh rồi thì buộc phải xử lý. Mình thường làm việc sau nếu vườn mình bị phấn trắng
Vệ sinh cây rất quan trọng trong việc trị phấn trắng
– Cắt tỉa toàn bộ chồi, nụ, hoa, lá đã bị nhiễm bệnh, đem rác đi đổ, tiêu hủy. Một số trường hợp hơi nhẹ ta có thể không cần cắt tỉa để chữa bệnh và tiếp tục thưởng thức lứa hoa đó luôn. Nhưng khi đã nặng hoặc bị trên diện rộng, kinh nghiệm của mình cho thấy hãy cắt tỉa sâu và cắt tỉa toàn bộ luôn cho mau ra hoa đợt mới, vừa tạo điều kiện chữa bệnh rất nhanh vừa đỡ mất thời gian.
– Duy trì chế độ bón phân cho hoa hồng như bình thường: mọi người thường hạn chế bón phân khi cây bị bệnh để tập trung phun thuốc cho đỡ bệnh rồi mới cho ăn như bình thường, nhưng kinh nghiệm của mình cho thấy, thứ nhất chế độ cho ăn của mình đa phần là thành phần hữu cơ và chế phẩm vi sinh như chế phẩm đỗ tương ngâm cho hoa hồng, phân hữu cơ vi sinh HVP 301B, chế phẩm EM2 theo tỉ lệ 1:10,… nên rất tốt cho cây, thứ hai cây bị bệnh phấn trắng đa phần ở mùa đông và mùa xuân nên nhiệt độ rất phù hợp với sự phát triển của hoa hồng, không sợ bị đạm cao, xót phân, cũng không lo cây yếu giảm khả năng hấp thụ. Thứ ba là khi cây vẫn hấp thụ tốt như vậy, sức khỏe của cây tốt, dù có bị bệnh cây vẫn phát triển bình thường, khi cắt tỉa nhanh chóng cho bật lại lứa mầm lứa hoa mới.
– Sử dụng thuốc hóa học (các bạn nên cân nhắc tùy lợi ích và rủi ro liên quan đến sức khỏe). Nếu sử dụng luân phiên thuốc trị bệnh, một số loại thuốc như Daconil, A.v.tvil 5SC, Mekomil Gold, Đồng Nano, Bellkute 40 WP, Map super 300, ECAmistar top 325SC, Nativo 750WG, Saprol 190DC… thayvì chỉ dùng một loại thuốc. Điều nay tăng cường hiệu quả hơn nhiều so với việc mình chỉ dùng một loại thuốc. Nhắc lại thuốc, đánh lại sau 2 3 ngày tùy tình trạng của bệnh, một điều quan trọng khi dùng thuốclà bệnh ít khi khỏi và sạch hẳn sau chỉ một lần dùng thuốc, nếu hiệu quả cũng chỉ là 80 – 90% , nên dùng lại thuôc hoặc nhắc lại thuốc sau 2 3 4 ngày, vừa sạch bệnh vừa trị hết trứng để lại của bệnh. Sử dụng chất bám dính khi phun thuốc để tăng hiệu quả việc sử dụng thuốc
Biện pháp trị phấn trắng không dùng thuốc
Các bạn nên cân nhắc, đó là sử dụng dầu Neem nguyên chất 100% ép lạnh
Dầu Neem trị bệnh phấn trắng cho hoa hồng hiệu quả!
Dầu Neem thương hiệu Docneem được chứng minh sử dụng hiệu quả một thuốc sinh học điều trị cho nấm mốc, như bệnh phấn trắng – bột nấm màu trắng rất mịn xuất hiện trên lá và, đôi khi, hoa phát triển. Mặc dù nấm mốc hiếm khi sẽ giết chết một cây, nó sẽ để lại sẹo trên bề mặt của lá và dẫn đến hoa ngắn ngủi, không khỏe mạnh tung chồi lớn được. Bệnh phát triên khi không khí ẩm ướt, không thông thoáng.
Phun Neem là một giải pháp dễ dàng, ngay lập tức, không độc hại để đối phó với nấm mốc trên một số lượng lớn cây trồng. Không gây tổn hại cho hoa nở, và lá sẽ trông sáng bóng và sạch sẽ.
Cách phun dầu Neem
Phun bằng dầu tinh khiết 100% tinh khiết, với khoảng 1 muỗng cà phê (5ml) mỗi 1 lít nước, thêm 2ml xà phòng lỏng hoặc dầu rửa bát, sử dụng nước ấm khi trộn.
Phun tất cả các bề mặt lá cây, phun sương mịn.
Dầu Neem không độc hại với con người, do đó không cần sử dụng khẩu trang hoặc găng tay khi sử dụng nó, tuy nhiên không nên bất cẩn như nuốt hoặc phun nó vào mắt bạn (không gây chết người, nhưng cũng không dễ chịu).
Đối với mùi, Neem có mùi nồng như mùi tỏi, mùi càng nồng, hoạt chất hiệu lực càng cao. Để lưu trữ dầu Neem, giữ ở nhiệt độ phòng, và lắc đều trước khi sử dụng.
Trên đây là những kinh nghiệm trong việc phòng và trị bệnh phấn trắng trên hoa hồng mà mình
vẫn áp dụng cho vườn của mình để mọi người tham khảo.
—
Tinh dầu Neem – Giải pháp hữu cơ an toàn cho vườn hồng của bạn
📌Mua ngay tại đây: https://docneem.com/collections/all
– Tiki: https://bit.ly/docneem-tiki
– Shopee: https://bit.ly/docneem-shopee
– Lazada: https://bit.ly/docneem-lzd
📌Facebook: Tinh dầu neem
📞Hotline tư vấn: 092.8888.208 – 0988.22.1985