BỌ TRĨ – Thrips
Có hơn 6.000 loài bọ trĩ, đe dọa hút sự sống từ thực vật trên khắp thế giới. Bạn có thể loại bỏ chúng một cách tự nhiên mà không cần đến thuốc trừ sâu độc hại bằng cách sử dụng phương pháp hữu cơ – dầu neem nguyên chất, hiệu quả và an toàn cho vườn cây, và cho cả gia đình bạn
Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ chỉ gần 1mm, có màu rơm hoặc đen với hai cặp cánh lông nên chúng ta khó có thể nhìn chúng bằng mắt thường.
Do đó, chúng ta thường chỉ phát hiện sự gây hại của bọ trĩ thông qua các biểu hiện, dấu hiệu trên lá hồng, đọt non, nụ hoa hồng.
1. Cách thức Bọ trĩ gây hại cho hoa hồng
Bọ trĩ gây hại bằng cách hút nước, dinh dưỡng ở cả mặt trên và mặt dưới lá hoa hồng, do đó làm cho lá bị quăn queo, biến dạng, gợn sóng, bạc và sau đó là chết. Ở các lá hồng trưởng thành bị bọ trĩ chích hút, mặt trên lá xuất hiện các quầng đen loang lổ màu nâu đen. Các cây bị thương xoắn lá, đổi màu và để lại sẹo.
Chúng hoạt động tích cực, hút nước và dinh dưỡng liên tục, bọ trĩ nhảy lên hoặc bay đi khi bị tác động.
2. Dấu hiệu nhận biết Bọ trĩ
Dấu hiệu 1: Nhận biết ở lá cây, cụ thể là lá xoăn đen, mép lá uốn lượn dị dạng, quăn queo.
Bọ trĩ gây xoắn lá hồng
Dấu hiệu 2: Nhận biết ở chồi hoa, nụ hoa. Ở các ngọn hồng non, tược non, chúng cũng bị quăn queo. Chồi non bị thâm đen. Hoa bị biến dạng.
Hoa bị bọ trĩ ăn dẫn đen bị đen và thối
Bọ trĩ hút dinh dưỡng ở nụ hoa, hoa nở rất nhỏ nhạt màu và không bền, cánh hoa bị cháy đen. Hoa xấu cánh dị dạng, hoa nhanh tàn và thối.
Nụ hoa bị bọ trĩ hút dinh dưỡng dẫn đến thui chột, đen thối
Con bọ trĩ trưởng thành có thể bay xa và di chuyển theo hướng gió, vì thế mức độ lây lan của bọ trĩ rất nhanh và gây thiệt hại nặng nề cho vườn hồng cho dù đó là hồng nội hay hoa hồng ngoại. Chúng không chỉ làm mất đi vẻ đẹp của lá, của hoa hồng mà điều quan trọng là chúng làm cây hồng mất đi sức sống 1 cách nghiêm trọng. Cây đã bị bọ trĩ chích hút dù có diệt trừ xong thì vẫn để lại di chứng khá nặng. Cây hồng trông xấu xí, rất chậm phát triển. Mất nhiều tháng trời sau đó cây mới ra được tược non mới.
Do đó, cần phải phòng ngừa và diệt trừ bọ trĩ từ khi chúng mới bắt đầu gây hại. Mà tốt nhất vẫn là phòng ngừa!
3. Cách điều trị và phòng ngừa bọ trĩ an toàn với dầu neem nguyên chất
Có nhiều cách trị bọ trĩ hiệu quả và an toàn, tuy nhiên để dùng dầu neem nguyên chất trị bọ trĩ là xu hướng đang được các bạn yêu hồng lựa chọn vì tính hiệu quả, và đặc biệt là AN TOÀN tuyệt đối cho người, và trẻ nhỏ.
Sử dụng hỗn dịch dầu neem trị bọ trĩ như thế nào?
Bước 1: Hãy tìm dầu Neem nguyên chất
Còn được gọi là dầu thô và được ép lạnh vì ép nóng sẽ phá hủy Azadirachtin (hoạt chất chính để diệt côn trùng. Nồng độ Azadirachtin cao cũng phụ thuộc vào thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu tại vùng trồng neem. Càng nắng nóng, khô hạn, dầu neem càng chứa nhiều Azadirachtin.
Dầu neem nguyên chất ép lạnh
Bước 2: Chất nhũ hóa
Vì dầu neem không dễ trộn với nước, bạn sẽ cần sử dụng chất nhũ hóa như xà phòng lỏng nhẹ, dầu rửa bát hoặc bồ hòn.
Bước 3: Pha trộn dung dịch
Để làm một lít hỗn dịch dầu neem công thức chung thường là: 5 ml dầu neem, 2 ml xà phòng (bồ hòn) lỏng và 1 lít nước.
Nếu lá hay hoa bị đổi màu, bạn hãy giảm nồng độ dầu neem xuống.
Thêm xà phòng vào nước trước và sau đó từ từ đổ dầu neem vào khuấy đều.
Cách pha chế dầu neem dễ dàng
Bước 4: Phun trị
Đổ hỗn hợp vào bình xịt và sẵn sàng sử dụng.
Lưu ý:
- Chỉ sử dụng hỗn hợp này trong vòng 8 giờ vì sau đó các hoạt chất sẽ bị phá vỡ và mất tác dụng.
- Phun 2-3 ngày/1 lần trong điều kiện trời khô ráo, nhưng nếu trời mưa, nước mưa sẽ rửa trôi hết cả thì mỗi ngày bạn phải phun 1 lần sau cơn mưa cho tới khi hết bệnh.
- Phun hỗn dịch thuốc trừ sâu neem lên tất cả các lá, đặc biệt là mặt dưới, nơi côn trùng thích ẩn náu.
*** Cách phun phòng bệnh
Dùng 1-2 ml neem + 1 ml nước rửa chén (hoặc bồ hòn)/ pha trong 1 lít nước
Tuần phun 1 lần, giúp cây phòng chống được bọ trĩ, nhện, nấm lá.
Chúc các bạn sẽ có vườn cây khỏe mạnh và an toàn nhé!