Nước tưới cho hoa hồng và xử lý nước tưới

🅰️. Tưới nước cho hoa hồng quan trọng như thế nào?
Các cụ có câu “nhất nước, nhị phân, tam cần, tứ giống” để nói về tầm quan trọng của việc tưới nước đối với cây trồng. Đúng vậy, tưới nước cho hoa hồng cũng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong trồng và chăm sóc hoa hồng, nếu phải kể ra một công việc mà chúng ta phải làm nhiều nhất trong quá trình trồng và chăm sóc hoa hồng thì đương nhiên rồi, đó chính là việc tưới nước hằng ngày cho hoa hồng, thậm chí là có những thời điểm phải tưới nhiều lần một ngày. Giống như con người chúng ta, nếu không được ăn chúng ta vẫn có thể sống 8 tuần, thậm chí có người đã nhịn ăn 73 ngày, nhưng nếu không được uống nước thì chỉ 3 ngày là chết, thậm chí nếu bị mất nước thì khoảng vài giờ đồng hồ chúng ta cũng có thể mất mạng. Hoa hồng cũng vậy, phân bón thường định kỳ cũng phải 7 – 10 ngày mới phải bón một lần, cây hoa hồng trong thời gian đó kể cả không được cung cấp dinh dưỡng cũng không sao, cây chỉ còi hoặc kém phát triển, nhưng chỉ cần để cây khô 1 2 ngày là có thể chết ngay. Chính vì thế kỹ thuật tưới nước cho hoa hồng như thế nào cho đúng cũng là một trong những kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng phải được lưu tâm hàng đầu với những người chơi hoa hồng.
🅱️. Nguồn nước là vấn đề đầu tiên cần quan tâm
Kỹ thuật tưới nước cho hoa hồng đúng trước tiên thể hiện ở việc chọn nguồn nước tốt để tưới. Hãy khoan nói về kỹ thuật tưới bởi dù biết cách tưới nhưng nguồn nước không tốt thì cây không thể nào tốt được.
Một số nguồn nước phổ biến hiện nay:👩‍🔬
– Nước mưa: Nếu không bị tồn tại a-xít trong nước mưa thì đó là nguồn nước tinh khiết và trong lành và tự nhiên nhất, đương nhiên sẽ là nguồn nước tốt, tuy nhiên điều kiện hứng chứa để có nước tưới sẽ làm chúng ta không chủ động. Hơn nữa nếu nhu cầu lớn đương nhiên nước mưa không thể đáp ứng đủ nhu cầu, như vườn mình số lượng cây ở vườn trụ sở chính là trên 10.000m2, hiện nay đang là 100% cây trên chậu bao gồm cả cây hồng cổ đại thụ siêu khủng như hoa hồng đào cổ, hồng cổ sapa, hồng cổ vân khôi, hồng leo cổ Hải Phòng, rồi gần nghìn loại hoa hồng ngoại, hoa hồng leo…số
lượng tổng lên đến gần chục vạn cây nếu tính cả cây giống, đương nhiên khi làm chuyên nghiệp thì không thể hi vọng vào nước mưa được, và mình tin ngay cả quy mô gia đình như hầu hết các bạn cũng không thể phụ thuộc vào nước mưa.
– Nước sông: Nước sông luôn là lựa chọn lý tưởng đối với mình, nếu nước song không bị ô nhiễm, thì quả thật đây chính là nguồn nước lý tưởng để tưới hoa hồng hay bất cứ cây gì khác, khu vực đồng bằng sông Cửu Long đất đai màu mỡ như vậy chính là nhờ hệ thống sông Tiền và sông Hậu
với nguồn nước phù sa màu mỡ. Vựa hoa lớn nhất nước ta Sadec ở Đồng Tháp Mười chính nhờ con sông Tiền bồi đắp lên. Còn ở miền Bắc, thì có sông Hồng, đây là sông có lượng phù sa rất lớn (đó là lý do không xây đập thủy điện ở sông Hồng được). Mùa nước lũ, các bạn có thể thấy nước
sông đục ngàu, đó chính là màu đỏ của phù sa, mình có đi qua đò mùa lũ, khi nước rút thì trời ơi, mới mấy hôm trước nước cạn còn là con đường dẫn xuống đi đò qua sông, mà nay qua vài đợt nước lũ dâng cao đã phủ một lớp phù sa đến hơn nửa mét, người ta phải cào toàn bộ lớp bùn phù
sa này mới có thể đi được. Vườn trụ sở chính của mình ở Hoàng Mai, Hà Nội may mắn ở ngoài đê sông Hồng, với diện tích trên 1ha (>10.000m2, hơn 10 công) nằm trên bãi bồi hàng trăm năm nên đất đai rất màu mỡ, nên nước tưới cũng từ sông Hồng nên mình vô cùng yên tâm về bài toán nước tưới
cho vườn.🌷🌷🌷
– Nước giếng khoan: Nước giếng khoan là một nguồn nước rất phổ thông, trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất nông nghiệp. Do nhiều địa phương còn chưa có hệ thống nước máy nên nước từ giếng khoan vẫn là một nguồn cung cho sinh hoạt chính ở rất nhiều địa phương. Còn trong sản xuất
nông nghiệp, thì kể cả khu vực đồng bằng thì không phải chỗ nào hệ thống kênh mương cũng dẫn nước tới được, cho nên đào giếng khoan lấy nước vẫn là một kênh quan trọng. Một số vùng được thiên nhiên ưu ái có mạch nước khoan ngọt, nên có thể dùng trực tiếp để tưới cho cây, còn lại về phần đa thì hầu như nước giếng khoan nên được xử lý cẩn thận nước khi sử dụng.
Nếu nước chua chua, khi giặt quần áo bị vàng ố, hoặc dùng nước thì thấy đồ đạc vật dụng bị bám vàng ố, nước có mùi tanh… đó là những biểu hiện chung của việc ô nhiễm nguồn nước mà dân gian gọi chung là bị nhiễm phèn. Hầu hết nước giếng khoan đều bị nhiễm phèn hoặc nhiễm kim loại nặng.
* Nước giếng khoan cần được xử lý trước khi tưới cho cây hoa hồng.
– Nước ao, hồ: Nếu nước ao hồ sạch, không bị ô nhiễm thì đây cũng là nguồn nước tốt để tưới cho cây. Một kinh nghiệm của các cụ để lại rất hay mình xin chia sẻ lại cho các bạn đó là chỉ cần ao, hồ nào nuôi cá thì chắc chắn nguồn nước ngọt đó rất tốt để tưới cây.💧
– Nước máy: Có lẽ đây là nguồn nước của hầu hết gia đình tại các đô thị, thị trấn. Tuy nhiên thì nước máy tồn tại chất clo sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự sống của cây. Vì vậy nếu muốn sử dụng nước máy để tưới cây thì bạn nên lưu ý là phải trữ nước vào bể chứa. Sau vài ngày nước trong bể chứa sẽ bốc hơi và bay bớt chất Clo như vậy có thể thoải mái dùng để tưới cho cây. Tại nhà riêng của mình, có rất nhiều các loại hoa hồng ngoại cũng như hoa hồng cổ, hoa hồng leo, nói chung mình cũng chăm y như ở tại vườn của mình, tuy nhiên chất lượng nước có lẽ không bằng do mình phải trực tiếp tưới bằng nước máy, cũng không có bồn để xả ra trước một thời gian.