Có nhiều bạn nhắn tin cho Docneem nhờ tư vấn về cách trồng hồng khi mới bắt đầu. Dù trước đó trên trang Docneem đã có nhiều bài viết hướng dẫn các bạn hoặc có thể tìm ở nhiều nguồn khác nhau nên đôi khi lại mang đến sự khó chọn lựa cho những ai mới bắt đầu vì không biết nên làm theo đâu, làm thế nào mới là đúng. Chính vì thế bài viết dưới đây là kinh nghiệm trồng hồng của một bạn khách hàng của Docneem đã áp dụng cho cây hồng nhà mình để cho mọi người có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc cây hồng nhà mình.
Một vườn hồng đẹp luôn là mục tiêu của người chơi hoa hồng
Mới bắt đầu – khó khăn
Mình bắt đầu trồng hồng cũng khoảng 3 – 4 năm về trước, nhà mình thì đằng trước có sân nên lúc đó chỉ nghĩ mua một cây về trưng cho đẹp, thi thoảng tưới nước thôi. Để nói thật sự hiểu về cách chăm hồng chỉ là 1 năm gần đây, hồi đầu mua về trồng một thời gian thì cây còi cọc lắm, không biết chăm sóc nên dễ chết, lại còn đau đầu vì mệt mỏi với đủ loại bệnh đen thân, rồi trĩ, nhện, rệp, thán thư, vàng lá,…Mình cũng xin vào nhiều hội nhóm về hoa hồng trên facebook để tìm thêm kinh nghiệm, may là hễ những hình ảnh hay câu hỏi gì của mình đăng lên thì nhiều bạn vào trả lời, giải đáp thắc mắc rất nhiệt tình. Kinh nghiệm thì mình nhặt mỗi nơi một chút nhưng thực tế vẫn là xắn tay áo lên vào vào làm.
Các bước trồng hồng rễ trần
Qua đó mình thấy được một số lưu ý khi trồng hồng như sau (kinh nghiệm từ cây hồng nhà mình, có thể tùy vị trí và điều kiện vườn hồng của bạn để sắp xếp cho phù hợp):
🍀 Nắng: Cây cần đón nắng sớm, tránh ánh nắng trưa hoặc chiều mát.
🍀 Nhiệt độ: Nhiệt độ mỗi nơi cũng mỗi khác, tránh để vị trí quá thiếu hoặc thừa nắng, nước,… để tránh hiện tượng nóng chậu, rễ hoặc dễ sinh ra nấm cho cây.
🍀Giá thể: Giá thể nên trộn với tỷ lệ phù hợp với cây, xem cây cần bổ sung những loại giá thể nào cho phù hợp.
🍀Nước: Kiểm tra vị trí xem có thuận lợi cho việc tưới nước hay không, chậu trồng là loại nào, có 1 hay nhiều lỗ thoát nước, để biết mà cung cấp cho đúng tránh trường hợp tưới nước mặt trên đất vẫn ầm ướt bình thường nhưng ở dưới thì khô vàng, không có độ ẩm,…
Tưới nước thường xuyên
Phòng và trị bệnh với dầu Neem
Phòng & trị bệnh với dầu Neem
Còn về trị bệnh, các bạn sử dụng dầu Neem pha theo đúng phương pháp có trong hướng dẫn. Nếu không làm đúng hướng dẫn sẽ làm mất tác dụng của dầu Neem trong việc phòng và trị bệnh cho cây hồng. Đừng bỏ qua bất kỳ chi tiết nhỏ nào như tưới nước rửa lá hoặc cắt bỏ, cách ly những cành bị bệnh.
“Dầu có thể thu được thông qua quá trình ép (nghiền) hạt nhân bằng cách ép lạnh hoặc thông qua quy trình kết hợp các điều khiển nhiệt độ trong khoảng từ 40°C đến 50°C. Do đó, nó còn được gọi là dầu neem ép lạnh.” – từ wikipedia.
Đuổi bay bọ trĩ với dầu Neem nguyên chất thương hiệu Docneem
Ban đầu từ chỉ là mua một cây hồng về để trang trí cho sân một cách tự phát rồi dần dần trở thành đam mê lúc nào không biết. Mình mà đi đâu mà nhìn thấy vườn hồng đẹp đều rất thích, trong đầu đặt nhiều câu hỏi đây là giống hồng gì? trồng được bao lâu?,… Rồi dần dần trở thành thói quen, mỗi lần hỏi là một lần có thêm kinh nghiệm, những gì ở trên là một chút kinh nghiệm mình đã có được và sẽ phải còn học hỏi thêm rất là nhiều ở những anh chị chơi hoa khác. Chúc các bạn sẽ có cho mình một khu vườn thật đẹp nhé.
—
Tinh dầu Neem – Giải pháp hữu cơ an toàn cho vườn hồng của bạn
📌Mua ngay tại đây: https://docneem.com/collections/all
– Tiki: https://bit.ly/docneem-tiki
– Shopee: https://bit.ly/docneem-shopee
– Lazada: https://bit.ly/docneem-lzd
– Sendo: https://bit.ly/docneem-sendo
📌Facebook: Tinh dầu Neem
📞Hotline tư vấn: 092.8888.208 – 0988.22.1985