Các loại bệnh thường gặp trên Hoa hồng – Phần 1

Dầu neem, dầu neem trị bọ trĩ hoa hồng, dầu neem trị đốm đen hoa hồng, dầu neem trị nhện đỏ hoa hồng, dầu neem trị phấn trắng hoa hồng, Bột lá neem hữu cơ, bột lá neem nguyên chất, cách sử dụng dầu neem, công dụng của dầu neem, công dụng của neem, cách nhũ hóa dầu neem, cách nhũ hóa neem, dầu neem hữu cơ, dầu neem diệt côn trùng, dầu neem nguyên chất, dầu neem organic, lợi ích dầu neem, dầu neem ấn độ, dầu neem trừ sâu, neem nhũ hóa như thế nào, trị bọ trĩ hoa hồng, thuốc trừ sâu sinh học, trừ sâu organic, bệnh đốm đen, bọ trĩ hoa hồng, bệnh rỉ sét hoa hồng, bệnh phấn trắng, dầu neem hcm, dầu neem hồ chí mình, dầu neem hà nội, dầu neem mua ở đâu, dầu neem giá rẻ, dầu neem tốt nhất, dầu neem giá sỉ, dầu neem nguyên chất ép lạnh, dầu neem nhũ hóa, dầu neem nhũ hóa như thế nào, dầu neem trị bệnh hoa hồng, dầu neem trị bọ trĩ, dầu neem trị nhện, dầu neem trị nhện đỏ, dầu neem trị rệp, dầu neem trị rệp sáp, dầu neem trị đốm đen, dầu neem trị phấn trắng, dầu neem trị rỉ sét, hoa hồng bị đốm đen, neem oil, neem trị bệnh đốm đen, nhện đỏ hoa hồng, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, thuốc trừ sâu an toàn, trừ sâu không hóa chất, trừ sâu sinh học, điều trị nhện đỏ bằng neem, điều trị nhện đỏ hoa hồng, độ an toàn của neem, điều trị phấn trắng, điều trị rệp sáp, điều trị đốm đen, điều trị vàng lá hoa hồng, điều trị nấm hoa hồng, điều trị hoa hồng, dầu neem, docneem, tinh dầu neem hoa hồng, dầu neem có an toàn không, nhũ hóa neem bằng bồ hòn

PHÂN LOẠI BỆNH
Nếu để phân chia, thì cách đơn giản nhất là chỉ chia làm 2 loại bệnh chính: bệnh từ rễ và bệnh từ môi trường xung quanh. Hai loại bệnh này đôi khi có quan hệ rất mật thiết với nhau, đôi khi có biểu hiện giống nhau.

Phần 1. Bệnh từ rễ

Phần này sẽ rất dài, chỉ cần các bác nhớ ý chính như này cho em: về biểu hiện, bệnh này sẽ thể hiện lên thân rất khác biệt với nấm lá, cháy nắng, sâu rệp… về cách chữa thì cơ bản phải xử lý giá thể

Đây là loại bệnh khó nhận biết nhất, đặc biệt với các bác mem mới lơ ngơ nhìn gì cũng thấy sợ (kêu bươi ra xem rễ: em sợ, kêu rửa rễ: em kinh…), bởi bộ rễ là phần bị che phủ và đôi khi biểu hiện của bệnh xảy ra rất chậm chạp, có khi cả tháng, cả năm mới nhận ra bệnh và đi kèm với nó là rất nhiều những suy đoán sai lầm khiến tình trạng ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Bởi vạn vật đều sinh ra từ đất…

1. Biểu hiện của bệnh

1.1. Biểu hiện đầu tiên là cây là cả tháng chả có gì khác, thậm chí cả năm vẫn thế, cây chả có gì ngoài cành lá bẩn loe ngoe khẳng khiu. Nói chung nhìn cây xấu xấu bẩn bẩn mún nhổ vứt mẹ. Biểu hiện của bệnh này dễ nhầm với bệnh thiếu nắng, khác ở chỗ cây thiếu nắng cứ vươn dài ngoe nguẩy và đọt dài lá yếu mỏng.

1.2. Cây mất sức đề kháng khi rễ yếu khiến thân rất hay bị các loại nấm tấn công như: đen thân, mẩn vỏ, nứt bề mặt vỏ… sau đó cây sẽ không chống đc nhiễm khuẩn/virus từ côn trùng chích hút khiến lá đốm vàng khô giòn. Em có 2 cây bị đen cành với lý do duy nhất là rễ kém, 2 cây này mua lần đầu tiên khi hãy còn tưởng phân cá là mứt do cá ị ra và ko hiểu sao người ta lại thu được😅

1.3. Biểu hiện tiếp theo là đầu ngọn bị chết đen, thông thường bị toàn diện trên tất cả các cành non, mầm mới nhú hay cành già. Biểu hiện này khác với các bệnh nấm thối ngọn, trĩ ăn, thiếu Bo ở chỗ nó bị toàn diện và gần như đồng thời cả cây, còn các bệnh kia bị lác đác và lần lượt nhanh/chậm. Bên cạnh đó, dễ nhận ra nhất là cuống nụ/hoa bị héo và gục xuống (mà ko phải do các tổn thương vật lý từ gió, côn trùng cắn hay quá nắng…) nhưng không nhất thiết là bị toàn bộ cả cây, hoa có thể nhìn như bị héo, bầm dập và không có khả năng nở xoè mạnh khoẻ chuẩn phom (đôi khi trĩ trốn quá nhiều trong cánh hoa chích hút, hay phấn trắng cũng làm hoa có biểu hiện tương tự).

1.4. Các biểu hiện khác như:
Lá vàng đồng loạt trên 1 hay nhiều cành bởi các lý do tạm thời như úng, hạn, động rễ… các biểu hiện thiếu đa trung vi lượng do thiếu hoặc mất cân bằng pH.

Một hay nhiều cành bị chết héo rất nhanh không hồi phục hoặc chỉ hồi phục qua 1 đêm rồi xỉu mà không do các tổn thương vật lý hoặc bị sâu đục thân hay cành/vỏ bị thít chặt…;

Hoặc lá toàn thân bị héo rất từ từ mà chỉ có thể nhìn trực tiếp mới nhận ra, nhìn qua ảnh rất khó phát hiện. Trường hợp này lá chả buồn rụng mà thậm chí bám dai dư đỉa trên thân như kiểu 1 đoạn dây bị héo thì khó dứt đứt hơn là khi nó còn tươi, sau đó thân cũng héo dần theo rồi nấm đen thân xuất hiện, trường hợp này thì rất tiếc ko thể cứu chữa vì rễ đã chết hoàn toàn và đôi khi rất đột ngột như kiểu bị dội nước sôi, nước tiểu đậm đặc, hoặc bị om nhiệt thùng xe khách nơi gần máy khi vận chuyển đặc biệt là vào mùa nắng…

2. Nguyên nhân

2.1. Nguyên nhân đầu tiên là ĐẤT, đất thần thánh. Cây khoẻ mạnh không phải hơn nhau nhiều về phân bón, về chế độ chăm sóc hay điều kiện thời tiết, phòng bệnh… mà chủ yếu hơn nhau ở đất. Em đã dùng rất nhiều loại đất khác nhau, thậm chí em phải đổ đi nguyên 2 xe công nông từ tầng 3 xuống chỉ vì không có kinh nghiệm chọn lựa. Các bác thử tưởng tượng công sức xử lý 2 loại đất đó: sàng, phơi, trộn, vận chuyển lên xuống bằng cầu thang bộ. Mà em mới chỉ là trồng rau thôi đấy. Đất gì ta cũng có thể làm nó tốt lên được trừ đất bẩn. Sét thì pha thêm cát, trấu… miễn đúng cách; đất pha cát thì thêm mùn thêm sét… Nhưng đất bẩn em đố các bác làm gì được.
Em đảo qua xíu các loại đất bẩn, bao gồm: đất ruộng lúa: bản chất của đất ruộng đã là 1 loại giá thể được trộn nhẹ bằng các thành phần ko như ý, hay nhiễm phèn, hệ visinh nghèo nàn, tồn dư phân hoá học, thuốc thực vật, vôi, muối, cày sâu phơi lâu… làm vỡ kết cấu cũng như hệ sinh thái… nhìn chung đất ruộng bị người nông dân hiện nay làm tổn thương và kiệt quệ quá sức rồi nên các bác đừng thần thánh hoá nó trừ khi là ruộng màu thì vẫn dùng khéo léo được, tuy nhiên có một số vựa lúa là bãi bồi phù sa như sông hồng chỗ Nam Định ngừi êu em thì đất dùng lại ổn hehe, vùng ý gạo ngon lắm, bạn em cho yến mà ăn thơm là thơm; các loại đất bùn: đặc biệt loại có mùi tanh, thời gian chịu yếm khí quá lâu khiến visinh có hại phát triển mạnh mẽ, quá giàu hữu cơ chưa phân huỷ hết khiến rễ xót do quá trình phân huỷ ồ ạt tạo acid làm đất chua và khí ga độc khiến rễ tổn thương nghiêm trọng. Để dùng các loại đất này thì trình xử lý phải cao ngất kẻo nó tác dụng ngược, và bạn Phú đã có bài xử lý đất rồi đó. Còn bác nào thích thì cứ nhích hoy nha, để ta khỏi cãi nhau làm chi cho mệt. Còn nhiều loại đất bẩn khác nữa mà có thể nhận biết bằng mắt thường: đất đen ko đều, nhiều mùn hữu cơ tả phí lù, mùi ẩm hôi, lẫn cỏ rác thuỷ sinh/đầm lầy… các loại đất dưới tán cây lớn đặc biệt như cây tre luồng lim nứa… hay các loại lá có tinh dầu thơm như tràm quế bạch đàn…

Các loại đất sạch thì nhìn phát biết ngay là sạch, nó càng sáng màu càng tốt, nó càng tinh khiết càng ngon, như đất đồi nguyên chất tầng dưới thơm nức nở vàng ươm hoặc đỏ au (ko bao gồm đất giàu khoáng sản) và đất bãi bồi phù sa. Các bác đừng sợ nó sét hay cát, khắc chế được hết

2.2. Các nguyên nhân khác: lá héo rũ rượi do shock phân bón hay phun thuốc quá liều: cái này ai phun người đó tự biết, các bác chả cần quan tâm, chỉ cần nhớ cho em là khi bị shock phân bón gốc thì cây sẽ cố đào thải qua lá mà trước tiên là mép lá nên mép sẽ bị tổn thương nhiều nhất; sùng, cuốn chiếu, dế trũi… ăn rễ, u rễ; visinh/nấm có hại làm thối rễ gây ra các bệnh chết nhanh chết chậm, kỳ lạ là bệnh này trên tiêu chủ yếu ở các vườn trên 2 năm tuổi, có lẽ vườn của người êu em lừng lẫy xứ Đồng Nai cũng dính căn bệnh khủng khiếp này; trùng ký sinh làm tổ tạo nốt sần trong rễ gây tắc và hút dinh dưỡng từ rễ; bón tro mịn thực vật quá liều để khai thác kali; độ pH trong đất vượt mức phù hợp sẽ làm lá có thể có biểu hiện thiếu sắt do bị kiềm hoá bởi bón quá nhiều gốc kiềm như vôi, vỏ trứng… hay lá có biểu hiện cháy xoăn đen do đất quá chua bởi bón quá nhiều phân hữu cơ chưa hoai mục…, tốt nhất là mua quả máy đo pH chưa đến 300k ship tận giường nha; đất sét vón cục do ko đc phơi khô đập nhỏ nên trộn trấu ko đều gây nghẹt rễ và nấm trấu tươi; đất pha cát lâu ngày bị nén quá chặt; vật liệu làm chậu hấp thụ nhiệt cao (bao gồm cả các loại chậu có gam màu tối, bản thân mọi loại vật chất trên đời đều ko có màu, cái mà ta nhìn thấy chỉ là màu của ánh sáng phản xạ từ đó ra thôi ha); các cây hạ thổ vào/gần các miền đất xấu, đất vôi vữa xây dựng, hoặc hạ thổ bị rễ các cây lớn cạnh tranh, hạ thổ trên đất tôn nền kém chất lượng hoặc tiêu thoát nước kém hoặc bị nước bẩn xâm nhập; chôn gốc quá sâu gây viêm lở cổ rễ; chậu quá cao mà không bố trí lỗ hông thông khí khiến áp suất trong đất bị âm (chân không) khi rễ hút nước mà không khí không được bù vào khiến khả năng thẩm thấu kém, mặt khác khi môi trường yếm khí sẽ sinh nhiều bệnh tật và hệ visinh có lợi sống cộng sinh với rễ như vi khuẩn cố định đạm từ không khí ko có cơ hội làm việc; rễ bị bít do dầu, mỡ, chất bám dính, chất chát từ phân bón hữu cơ (mủ chuối, dầu mỡ… dính vào tay rửa mãi ko hết nói gì mỏng manh như rễ hồng); đất đã xấu thì càng bón phân lại càng khổ, đặc biệt là hữu cơ chưa ủ hoai mục như cua tươi, bã đậu nành, nước vo gạo, sữa tươi trứng tươi rau củ quả v.v.. Hồi bữa em mang cây của máy bay của em về mà mở gt ra nó mốc meo vãi linh hồn cái bã đậu bón tươi vào gt đóng bao sẵn. Vì vậy mọi người đừng hỏi cái nọ cái kia có bón đc ko, mà hãy hỏi: gt của mình như này có bón đc cái lọ cái chai ko…

2.3. Mưa: những cơn mưa đầu mùa mang acid khiến đất chua làm visinh có mức pH phù hợp với cây trồng ra đi hàng loạt, và ngược lại, các loại ăn hại thì ptrien kinh hồn, đặc biệt khi này hữu cơ tồn dư cũng bị acid làm phân rã ồ ạt khiến cây shock yếu. Từ giữa cho tới cuối mùa mưa là lúc visinh nấm bệnh thịnh vượng khiến cây ra đi ồ ạt và lây nhiễm ghê hồn qua nguồn nước. Hehee, cây của em thì quên đi, do đất em sạch và trichoEM được bổ sung kỷ luật. Mưa thì các bác cũng đừng bón phân nhiều, vì mưa nhiều đạm quá rồi, với cả mưa làm rễ bị đuối nước nên nó có xu hướng ngoi lên tìm không khí trong lành mà gặp quả phân bón nữa thì nó chết sặc mất, khi này các bác mới thấy hết ý nghĩa của lỗ hông chậu mà ngừi êu sư phụ heo tắng thần thánh của em đã dạy em. Và để tránh rủi ro thì trước mùa mưa các bác rắc nhẹ 1 nắm vôi lên mặt cho em.
Nhìn chung gt zời đánh gì cũng phải trải qua 2 mùa mưa nắng mới thể hiện đc bản lĩnh của mình.

2.4. Độ pH ko phù hợp
Từ bảng ảnh hưởng của pH tới cây trồng, có thể thấy khi đất kiềm thì các yếu tố sắt, magan, boron, đồng, kẽm khá nhạy cảm, còn pH thấp thì nguyên bộ npk và canxi, magie khó hấp thụ. pH rơi từ 6.5-7.0 thì quá đẹp. Khi bị thiếu các chất này, cây sẽ biểu hiện lên lá như hình trong bài. Như vậy, khi các bác thấy lá bị thiếu vi lượng không hẳn là trong đất không có vi lượng để hút rồi các bác phun ầm ầm vi lượng, mà cơ bản là ta phải giải quyết gốc gác của vấn đề là giá thể. Các bác mà có máy đo thì cứ pH thấp các bác tương vôi hoặc vỏ tứng giã nhỏ, pH cao thì tương dấm ăn hoặc nước vo gạo để chua chua ok, còn không thì các bác cứ xác định pH qua biểu hiện của lá vậy, bài này em sẽ viết sau.

Dầu neem, dầu neem trị bọ trĩ hoa hồng, dầu neem trị đốm đen hoa hồng, dầu neem trị nhện đỏ hoa hồng, dầu neem trị phấn trắng hoa hồng, Bột lá neem hữu cơ, bột lá neem nguyên chất, cách sử dụng dầu neem, công dụng của dầu neem, công dụng của neem, cách nhũ hóa dầu neem, cách nhũ hóa neem, dầu neem hữu cơ, dầu neem diệt côn trùng, dầu neem nguyên chất, dầu neem organic, lợi ích dầu neem, dầu neem ấn độ, dầu neem trừ sâu, neem nhũ hóa như thế nào, trị bọ trĩ hoa hồng, thuốc trừ sâu sinh học, trừ sâu organic, bệnh đốm đen, bọ trĩ hoa hồng, bệnh rỉ sét hoa hồng, bệnh phấn trắng, dầu neem hcm, dầu neem hồ chí mình, dầu neem hà nội, dầu neem mua ở đâu, dầu neem giá rẻ, dầu neem tốt nhất, dầu neem giá sỉ, dầu neem nguyên chất ép lạnh, dầu neem nhũ hóa, dầu neem nhũ hóa như thế nào, dầu neem trị bệnh hoa hồng, dầu neem trị bọ trĩ, dầu neem trị nhện, dầu neem trị nhện đỏ, dầu neem trị rệp, dầu neem trị rệp sáp, dầu neem trị đốm đen, dầu neem trị phấn trắng, dầu neem trị rỉ sét, hoa hồng bị đốm đen, neem oil, neem trị bệnh đốm đen, nhện đỏ hoa hồng, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, thuốc trừ sâu an toàn, trừ sâu không hóa chất, trừ sâu sinh học, điều trị nhện đỏ bằng neem, điều trị nhện đỏ hoa hồng, độ an toàn của neem, điều trị phấn trắng, điều trị rệp sáp, điều trị đốm đen, điều trị vàng lá hoa hồng, điều trị nấm hoa hồng, điều trị hoa hồng, dầu neem, docneem, tinh dầu neem hoa hồng, dầu neem có an toàn không, nhũ hóa neem bằng bồ hòn

3. Xử lý
Từ các nguyên nhân trên mà các bác đưa ra hướng xử lý thôi. Giá thể ưu tiên theo thứ tự: độ sạch, độ tơi xốp/chặt, độ giữ ẩm/tiêu nước… rồi mới đến độ phì. Giá thể càng đơn giản càng đỡ tiềm ẩn hậu hoạ, em khuyến khích chỉ 3 loại: đất, trấu hun, phân bò hoai mục theo tỷ lệ huyền thoại 5:3:2, tỷ lệ này thay đổi tuỳ loại đất và đối với rễ trần thì càng ít phân càng tốt, hoặc phân lót đáy chậu thôi, môi trường rễ càng trong lành rễ càng có cơ hội phát triển, xin đừng bao vây nó bằng đủ thứ mà các bác rất vui mừng tự nghĩ ra.

Để phòng nấm bệnh thường xuyên thì các bác tưới tricho-EM hàng tháng đừng lười, đặc biệt là vào mùa mưa. Chỉ cần 1 cây chết thì cả vườn sẽ có nguy cơ tương tự. Đối với các cây trồng trên gt dựng sẵn ko rõ như nào mà chỉ dùng mí bik như truybat, thuỷ cam… thì các bác tự đào bài cũ đọc, em đã nói chuyện với các bác đã và đang dùng, còn ở bài này hay bất kỳ các bài khác đề tài thì em ko áp dụng cho đất dựng sẵn. Vì vậy các bác lưu ý đừng áp dụng cách trồng trọt của người khác sang cho đất dựng sẵn kể trên.

Với bệnh chết nhanh, chết chậm: chủ yếu bị trên cây hạ thổ vì ko có điều kiện thay đất và chăm chút như cây chậu, mặt khác nó còn lây lan rất nhanh, tốt nhất với cây hạ thổ thì nên phun nhẹ phòng nấm bề mặt bằng nước vôi trong tháng/lần. Cây sau 1 năm có thể tưới xung quanh gốc bằng gốc đồng trị nấm khuẩn như coc85, các loại có chứa metaxyl diệt nấm, hay nên dùng Agri-fos 400 thấy bên tiêu dùng khá ổn mà ko độc hại cho người và hệ visinh có lợi, các loại này cứ phòng định kỳ theo hướng dẫn hoặc mời các bác gug thêm.

Đối với bệnh từ rễ thì tuỳ mức độ nặng nhẹ mà các bác xử lý tại chỗ bằng thuốc trị nấm tưới gốc hay đào cây lên mà trồng lại. Và khi đào cây lên, tuỳ tình trạng rễ mà các bác quyết định bóc đi 1 phần đất bầu rễ hay là xử lý như cách trồng rễ trần mà ngừi êu của em đã viết bài rồi đó. Với cây hạ thổ thì việc trồng lại vào chỗ cũ là cả 1 bài toán nan giải nếu đất xấu, việc cải tạo cả vườn thì ngoài sức của em, cùng lắm là em tưới và rắc nước vôi cả vườn hay dùng agri-fos hoặc Seal, sau vôi nửa tháng thì bón trichoEM cả vườn kèm phân chuồng hay các loại hữu cơ khác như rau bằm nhỏ, nước vo gạo tận dụng… làm thức ăn cho tụi nó phát triển, rồi theo dõi, rồi định kỳ haizz đại khái thế thôi.

Lưu ý: các bác có quyền/trách nhiệm kiểm tra rễ thường xuyên, đặc biệt với cây trồng trong chậu nhỏ: các bác lộn rút chậu ra mà ngắm nghía, từ công việc này các bác sẽ tự rút ra đc rất nhiều kinh nghiệm quý báu như: lót chậu đã hợp lý chưa, hướng đi của rễ như nào, rễ non ngon ko, có con gì ko, có mốc ko, có nhoen nhoét ko… thử cái biết liền hà. Bữa nọ em giết đc mấy con dế trũi cắn rễ á, nó sống theo đôi tình phết.