Hướng dẫn pha chế và sử dụng dầu Neem hiệu quả nhất

huong-dan-dung-dau-neem

Những bông hồng khoe sắc rực rỡ đang là trào lưu yêu thích của rất nhiều gia đình từ thành thị cho tới nông thôn. Đăc biệt nhiều loại hoa hồng ngoại được đánh giá cao vì hương thơm, cỡ hoa to, hình dáng hoa đẹp. Tuy nhiên, vì điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam nên cây hoa hồng ngoại rất dễ bị sâu bệnh tấn công, ngay cả những cây hồng được chăm sóc khá tốt. Dầu Neem là một trong những phương pháp điều trị ít độc hại nhất cho sâu bệnh và nấm. Tuy nhiên, thời gian, liều lượng và cách pha chế trước khi điều trị bệnh cho hoa hồng cần được tuân thủ đúng theo hướng dẫn.

Dầu Neem được đánh giá cao về hiệu quả của nó chống lại một loạt các loài côn trùng gây hại bao gồm rệp (aphid), rệp vảy (scales), bọ trĩ (thrips), ruồi trắng (whiteflies) và rầy bông (mealybugs). Dầu Neem cũng có tác dụng chống nấm mốc, rỉ sét, đốm đen và các bệnh nấm khác. Hỗn dịch dầu neem có hiệu quả nhất chống lại sâu non và mang lại lợi ích lớn nhất nếu áp dụng trước khi sâu bệnh phát triển hoặc nấm đã lây lan. Để tối đa hóa lợi ích mà dầu neem đem lại mà không vô tình làm tổn thương hoa hồng thì cách pha chế hỗn dịch dầu neem là rất quan trọng.

Bạn cần tưới nước nhiều một vài ngày trước khi phun hỗn dịch dầu neem nếu lượng mưa không đủ. Nên phun dầu neem khi nhiệt độ dưới 32 độ C. Thời gian lý tưởng để điều trị bằng dầu neem là vào buổi sáng sớm vào những ngày nhiều mây khi độ ẩm tương đối khoảng 45 đến 65 phần trăm và không có mưa.

 Hãy phun lượng nhỏ để thử nghiệm

Trước khi bạn áp dụng triệt để dầu neem để xử lý hoàn toàn cây hoa hồng,bạn hãy thử phun hỗn dịch dầu neem trên một phần nhỏ của từng cây hoa hồng. Theo dõi các khu vực của bụi hoa hồng bạn phun trong ít nhất 48 giờ, tìm kiếm các dấu hiệu của chấn thương như lá hoặc hoa đổi màu. Nếu không có thương tích rõ ràng, bạn có thể điều trị toàn bộ hoa hồng. Nếu dầu neem đã làm tổn thương hoa hồng, hãy giảm nồng độ của dầu neem trong hỗn dịch xịt.

 Dầu Neem có gây hại cho côn trùng hoặc ong có lợi không?

Dầu Neem là một sản phẩm tự nhiên tuyệt vời giúp giảm thiểu hoạt động của côn trùng và nấm gây hại cho cây mà không ảnh hưởng tiêu cực đến côn trùng hoặc ong có lợi miễn là bạn sử dụng nó một cách chính xác. Dầu Neem ở nồng độ cao có thể giết chết côn trùng nói chung vì có thể khiến chúng bị ngạt. Nhưng, dầu Neem ở nồng độ thấp sẽ được hấp thụ vào lá, chồi khiến các loài côn trùng gây hại khi ăn phải sẽ bị chán ăn,ngừng ăn, rối loạn sinh trưởng (khó lột xác), rối loạn sinh sản khiến chúng dần chết đi. Nếu côn trùng không ăn lá, nó sẽ không bị ảnh hưởng bởi dầu neem vì vậy nó có ít hoặc không có tác dụng đối với côn trùng có ích như ong, bướm,bọ rùa. Nếu cẩn thận hơn, bạn hãy áp dụng dầu neem vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối khi côn trùng có ích ít hoạt động nhất.

Vì vậy,hãy loại bỏ tất cả các hóa chất và chăm sóc hoa hồng của bạn một cách an toàn và hiệu quả nhất với dầu neem ngay nhé!

Bắt đầu pha hỗn dịch dầu neem:

 1. Hãy tìm dầu Neem nguyên chất, còn được gọi là dầu thô và được ép lạnh vì ép nóng sẽ phá hủy Azadirachtin (hoạt chất chính để diệt côn trùng. Nồng độ Azadirachtin cao cũng phụ thuộc vào thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu tại vùng trồng neem. Càng nắng nóng, khô hạn, dầu neem càng chứa nhiều Azadirachtin.

dau neem nguyen chat tru sau

2. Chất nhũ hóa

Vì dầu neem không dễ trộn với nước, bạn sẽ cần sử dụng chất nhũ hóa như xà phòng lỏng nhẹ, dầu rửa bát.

  1. Trộn

Để làm một lít hỗn dịch dầu neem công thức chung thường là:

 5 ml dầu neem, 2 ml xà phòng lỏng và 1 L nước.

Nếu lá hay hoa bị đổi màu, bạn hãy giảm nồng độ dầu neem xuống.

Thêm xà phòng vào nước trước và sau đó từ từ đổ dầu neem vào khuấy đều.

 4. Phun

Đổ hỗn hợp vào bình xịt và sẵn sàng sử dụng.

Lưu ý chỉ sử dụng hỗn hợp này trong vòng 8 giờ vì sau đó các hoạt chất sẽ bị phá vỡ và mất tác dụng.

Phun 2-3 ngày/1 lần trong điều kiện trời khô ráo, nhưng nếu trời mưa, nước mưa sẽ rửa trôi hết cả thì mỗi ngày bạn phải phun 1 lần sau cơn mưa cho tới khi hết bệnh.

Phun hỗn dịch thuốc trừ sâu neem lên tất cả các lá, đặc biệt là mặt dưới, nơi côn trùng thích ẩn náu.

Chúc các bạn sẽ có vườn cây khỏe mạnh!