Các thuốc xịt chống muỗi trên thị trường hiện nay liệu có an toàn?

neem-oil-trị-muoi

Các loại thuốc chống muỗi (côn trùng) hiện nay phần lớn có chứa hoạt chất Diethyltoluamide (hay còn gọi là DEET), một loại hóa chất được dùng rộng rãi trong Chiến tranh thế giới thứ hai. DEET ban đầu được thử nghiệm như một loại thuốc trừ sâu và được sử dụng bởi quân đội Hoa Kỳ khi tham chiến ở rừng nhiệt đới.

Muỗi là loài côn trùng có hệ thống dò tìm máu rất đặc biệt với chức năng tìm 3 thứ:

– Nhiệt độ cơ thể của bạn

– Khí CO2 bạn thở ra

– Các hóa chất khác nhau mà cơ thể bài tiết qua da, đặc biệt là axit lactic.(Axit Lactic là 1 chất thu hút 1 lượng lớn muỗi, nếu bạn hay ăn pho mai, đậu nành hay sữa chua, axit này sẽ bám trên da cùng với mồ hôi.)

DEET hoạt động bằng cách gây rối loạn và ức chế thụ thể (cơ quan cảm nhận mùi) trên râu của muỗi, làm cho dây thần kinh kết nối với hệ thống dò tìm máu trở nên vô dụng, làm cho muỗi cái bị mù trước sự hiện diện của con người.

Mặt khác, DEET còn gây ức chế hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine (loại emzim đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cơ bắp của côn trùng và động vật có vú), gây nên tê liệt thần kinh và tử vong do ngạt thở.

Tùy theo nồng độ DEET mà hiệu quả chống muỗi có sự khác nhau.

– 100% DEET: Thời gian chống muỗi là 12 giờ.

– 20-34% DEET: Thời gian chống muỗi là 3-6 giờ.

Vì sao việc sử dụng các sản phẩm chống muỗi chứa DEET đang được khuyến cáo rất thận trọng khi sử dụng?

Theo những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London thì muỗi Aedes aegypti, muỗi Aedes albopictus (muỗi Vằn truyền bệnh Sốt xuất huyết), và virus Zika đang kháng và nhờn DEET, do đó hiệu quả chống muỗi của DEET không còn cao như trước đó.

Các nghiên cứu chỉ ra, việc sử dụng liều lượng DEET cao ảnh hưởng có hại tới sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em.

DEET cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe con người nếu sử dụng nó với nồng độ vượt mức cho phép, nhất là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Theo khuyến cáo của EPA  – Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ, nồng độ DEET trong các chế phẩm tối đa 10%, để không ảnh hưởng đến con người đặc biệt là trẻ em.

Bộ Y tế Canada cũng khuyến cáo sản phẩm chống muỗi chứa DEET sử dụng trên trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 12 và nồng độ cho phép là 10% hoặc ít hơn. Đối với trẻ sơ sinh  dưới 6 tháng tuổi thì tuyệt đối không dùng.

(Bạn có biết một số sản phẩm chống muỗi phổ biến trên thị trường hiện nay đều có chứa DEET:

% DEET trong REMOS là 15%

% DEET trong SOFFEL là 13%)

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Mohamed Abou-Donia, trường đại học Duke, DEET khi được sử dụng thường xuyên có thể dẫn đến các kích thích về mắt và nguy cơ của chứng động kinh, mất ngủ, suy giảm nhận thức, tâm trạng thất thường, các tế bào thần kinh bị tổn thương và tê liệt. Những hệ quả này rất dễ xảy ra ở trẻ em, do làn da của trẻ rất nhạy cảm, hệ thần kinh và não bộ lại đang trong quá trình phát triển nên dễ hấp thu và chịu tác động của DEET.

Mặt khác, theo khuyến cáo của Tổ chức Tài trợ nghiên cứu y tế quốc tế (Health Research Funding) thì DEET còn gây nên các kích ứng da, co giật, nói lắp, lú lẫn. Nó cũng tác động tới hệ hô hấp, gây nên khó thở. Điều nguy hiểm nhất về việc tiếp xúc với chất DEET là các triệu chứng sẽ không được chú ý sau nhiều tháng hoặc nhiều năm. Thường xuyên tiếp xúc và tiếp xúc lâu dài với chất DEET có thể gây ra các tổn thương của chức năng não, đặc biệt là ở trẻ em. Những tác hại của phơi nhiễm chất DEET có thể trầm trọng hơn khi hoá chất nguy hiểm này kết hợp với một số hóa chất có trong các loại thuốc khác, nhất là với các loại kem chống nắng.

Tác động xấu tới môi trường

Bên cạnh những tác hại đối với sức khỏe con người thì DEET cũng gây nên những tác động xấu tới môi trường. Trong khi diệt muỗi thì DEET cũng làm tổn thương tới các loài côn trùng diệt muỗi khác làm mất cân bằng hệ sinh thái.

DEET khi rò rỉ vào môi trường nước cũng giết chết các loài cá nước ngọt.

Do sự độc hại của hóa chất DEET và phần lớn các sản phẩm chống muỗi trên thị trường đều có nồng độ DEET > 10% (nồng độ an toàn là dưới 10%), nên các nhà khoa học khuyến cáo người tiêu dùng nên lựa chọn các sản phẩm chống muỗi có chứa các thành phần tự nhiên.