Ngoài việc chăm sóc hoa hồng bằng cách bổ dung vi lượng, tưới nước thường xuyên,… để cây hồng phát triển khỏe mạnh, hoa nở sai, lá bóng mượt chúng ta cần quan tâm đến cả sâu bệnh hại cây nữa. Và một trong số chúng chính là nhện đỏ. Nhện đỏ rất khó nhận biết bằng mắt thường vì chúng rất nhỏ, thường lẩn trốn dưới mặt dưới của lá hoa hồng. Nhện đỏ hút nhựa lá cây, làm cho mặt lá bạc dần đi. Chính vì thế nên chúng ta cần ngăn chặn kịp thời loại côn trùng gây hại này, tránh lây lan sang các cây hồng khác. Bài viết dưới đây Docneem sẽ chia sẻ cho các bạn cách nhận biết, đặc tính, vòng đời và điều trị nhện đỏ với dầu Neem đúng cách.
Nhện đỏ là vấn đề đau đầu với người chơi hoa hồng
Đặc tính sinh học của nhện đỏ
Đây là loài nhện đa thực có thể gặp trên nhiều loại cây trồng khác nhau. Nhện đỏ phát triển khác nhau giữa các loài nhưng vòng đời đặc trưng như sau. Trứng được đẻ dính vào sợi tơ mạng nhện và nở ra sau khoảng 3 ngày. Vòng đời là kết hợp của trứng, sâu non, 2 giai đoạn ấu trùng (protonymph và deutonymph) và trưởng thành. Thời gian từ trứng đến trưởng thành thay đổi phụ thuộc lớn vào nhiệt độ. Trong điều kiện phòng thí nghiệm (t=25-28 oC, 70% RH): trứng 3-4 ngày, sâu non 2-5 ngày, tiền ấu trùng 1-2 ngày và ấu trùng 1-3 ngày. Thời gian từ trứng- trưởng thành từ 7-14 ngày và thời gan sống của trưởng thành kéo dài đến 22 ngày. Có nhiều thế hệ trùng lặp trong năm.
Nhện đỏ sinh trưởng và lan rộng gây hại cho vườn hồng
Phương thức gây hại
Nhện đỏ có miệng chích hút như mũi kim. Nhện đỏ đâm miệng vào thân cây, đầu tiên ở mặt dưới lá. Hầu hết các loài nhện đều tạo màng tơ trên cây ký chủ. Nhện ăn làm cho lá chuyển màu vàng xám. Các đốm hoại tử xuất hiện khi lá bị nặng. Khi nhện đỏ dời lớp sáp, lớp mô thịt lá xẹp xuống và tạo thành các đốm màu nơi nó chích hút. Có khoảng 18-20 tế bào bị hủy/phút. Quá trình chích hút tạo thành các vết chấm trắng và về sau lá trở nên vàng xám hay màu đồng. Sự rụng lá hoàn toàn có thể xảy ra nếu nhện đỏ không được phòng trừ. Khi quần thể tăng trưởng, nhện đỏ phân bố khắp bề mặt lá, bao gồm cả mặt trên lá và những đốm vàng bao trùm cả lá làm chuyển sang màu đỏ hay rỉ sắt. Khi bị nặng, phần lá giữa và dưới có biểu hiện tiến trình rụng lá hướng về ngọn, chồi bị teo tóp lại và cây có thể bị chết. Chúng làm giảm 90% hoạt động quang tổng hợp của cây, 78% tuổi thọ lá và 65% kích thước lá, là những phần quan trọng trong đời sống của cây sắn. Vì vậy, năng suất củ sẽ giảm 20-87%, phụ thuộc vào giống, tuổi cây và thời gian bị hại. Mặt khác, số lượng và chất lượng của thân cây để làm giống cũng bị ảnh hưởng.
Lá hoa hồng bị nhện đỏ tấn công
Theo CIAT, năng suất củ giảm trung bình 73% và khối lượng cây giống giảm 67% khi sắn bị nhện tấn công suốt thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng.
Các yếu tố môi trường chính ảnh hưởng tới mật số nhện đỏ
Nhện đỏ họ Tetranychidae có tốc độ sinh sản cao suốt mùa khô (ẩm độ thấp và nhiệt độ cao). Hơn nữa khả năng sinh sản của nhện nhỏ thay đổi tùy theo cây ký chủ, dinh dưỡng, và sự hiện diện của thiên địch.
Nhện đỏ hút nhựa lá cây hoa hồng
Nhiệt độ là yếu tố chính tác động đến quần thể nhện đỏ, nhiệt độ thay đổi nhanh hay chậm làm giảm số lượng của chúng. Yếu tố quan trong khác là ẩm độ. Ẩm độ cao liên tục làm giảm sự tăng trưởng quần thể vì nó ảnh hưởng đến việc đẻ trứng, nở trứng và sự sống của sâu non.
Mưa cũng giúp giảm quần thể nhện đỏ. Mưa to không chỉ làm tăng ẩm độ, vì thế làm giảm tốc độ sinh sản, mà còn làm rửa trôi nhện nhỏ.
Biện pháp quản lý nhện đỏ
Các biện pháp phòng trừ tổng hợp quản lý tốt quần thể nhện và những dịch hại khác trong ruộng sắn sẽ thành công khi các biện pháp canh tác được kết hợp luân phiên với dùng giống kháng, biện pháp sinh học và áp dụng đúng đắn thuốc trừ nhện trong trường hợp thật cần thiết.
1. Phun sạch cây
Dùng vòi nước mạnh và phun mặt dưới lá.
2.Giữ cho cây gọn gàng và sạch sẽ
Thường xuyên cắt tỉa vườn và loại bỏ các lá bệnh.
3. Dọn vườn
Giữ cho khu vườn không có lá khô và các lá mang tổ nhện đỏ. Nếu bạn nghi ngờ nhiễm trùng nhện đỏ trên cây của bạn, bạn nên đốt các lá khô và cành cây hoặc bỏ thùng rác, hơn là việc ủ lá vào gốc.
4. Điều trị bằng dầu neem
Một trong những biện pháp đối phó với nhện đỏ chính là dầu Neem nguyên chất. “Dầu neem có thể cung cấp sự kiểm soát, khi kết hợp với một chất hoạt động bề mặt phù hợp và pha loãng với nước. Như với kiểm soát hóa học, các ứng dụng lặp đi lặp lại là bắt buộc.” – Từ Wikipedia, bách khoa toàn thư.
Điều trị nhện đỏ bằng dầu Neem An toàn – Hiệu quả
Định kỳ phun cây trồng với dầu Neem có thể giúp kiểm soát và diệt trừ côn trùng gây hại nói chung và nhện đỏ một cách hiệu quả. Dầu Neem hầu như không giết côn trùng ngay lập tức, chúng ko gây ảnh hưởng trên côn trùng có lợi mà nó chỉ có tác dụng trên côn trùng có hại- hút nhựa, ăn lá. Dầu neem khi côn trùng ăn phải sẽ chán ăn,, ảnh hưởng hocmon tăng trưởng khiến chúng không thể lột xác, ảnh hưởng lên sinh sản, trứng khó nở và kết quả là côn trùng chích hút ăn lá sẽ chết đi.
Cách pha
Với cây đang bị nhện đỏ tấn công cần liều mạnh 1%
– 2 muỗng cà phê dầu neem (10ml)
– Chất tẩy rửa 2 muỗng cà phê (10ml) để nhũ hóa
– 1 lít nước ấm
Trộn chúng vào bình xịt và lắc đều. Sử dụng trong vòng 6-8 giờ trộn.
Sau khi đã kiểm soát được nhện đỏ, cần giảm liều để phòng ngừa.
Để tạo ra một bình xịt neem 0,5% để sử dụng phòng ngừa, chỉ pha 1 muỗng cà phê dầu neem trên một lít nước.
🍀Vì đặc điểm lá cây khác nhau và nơi trồng có nắng chiếu mạnh hay không, trước khi áp dụng dầu neem lên cây trồng, bạn hãy thử trên số lượng cây nhỏ để điều chỉnh liều lượng hợp lý.
🍀 Sử dụng càng sớm càng tốt, chăm sóc để phun trên mặt dưới của lá cũng như phun cả trên đất.
Chúc các bạn chăm sóc vườn cây hiệu quả và an toàn!
—
Tinh dầu Neem – Giải pháp hữu cơ an toàn cho vườn hồng của bạn
📌Mua ngay tại đây: https://docneem.com/collections/all
– Tiki: https://bit.ly/docneem-tiki
– Shopee: https://bit.ly/docneem-shopee
– Lazada: https://bit.ly/docneem-lzd
📌Facebook: Tinh dầu neem
📞Hotline tư vấn: 092.8888.208 – 0988.22.1985