Vì sao nên sử dụng phân bón hữu cơ?

  Phân bón hóa học được định nghĩa là bất kỳ vật liệu vô cơ nào có nguồn gốc tổng hợp hoàn toàn hoặc một phần được thêm vào đất để duy trì sự phát triển của cây. Phân hữu cơ là những chất có nguồn gốc từ xác động thực vật hoặc sản phẩm phụ của các sinh vật tự nhiên có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thực vật. Tại sao nên sử dụng phân bón hữu cơ để bón cho hoa Hồng? Cùng Docneem tìm hiểu qua bài viết sau.

Bảng so sánh 

Phân bón hóa học (Chemical Fertilizer) và phân bón hữu cơ (Organic Fertilizer)

Phân bón hóa học

Phân bón hữu cơ

Tỉ lệ NPK

20 đến 60%

Khoảng 14%

Ví dụ

Ammonium sulfate, ammonium phosphate, ammonium nitrate, urê, ammonium clorua và các loại tương tự.

Phân, Bột bông, bột máu, nhũ tương cá, phân trùn,đỗ tương ngâm, bánh dầu neem vv

Ưu điểm

Phân bón hóa học rất giàu NPK 3 nguyên tố thiết yếu cần thiết cho cây trồng và luôn sẵn sàng cung cấp dinh dưỡng ngay lập tức cho cây nếu có nhu cầu.

Bổ sung chất dinh dưỡng tự nhiên vào đất, tăng chất hữu cơ của đất, cải thiện cấu trúc và độ ẩm của đất, cải thiện khả năng giữ nước, giảm xói mòn từ gió và nước, giải phóng chất dinh dưỡng chậm và nhất quán.

Nhược điểm

Một trong những nhược điểm chính của phân bón hóa học, không giống như phân bón hữu cơ, là một số phân bón hóa học có hàm lượng axit cao như axit sulfuric và axit hydrochloric. Trong hầu hết các trường hợp, đất nên có tính axit nhẹ (khoảng pH 6,5) để cây của bạn phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, phân bón hóa học thường bị nhiễm các hóa chất có hàm lượng axit cao này có thể dẫn đến việc tiêu diệt vi khuẩn cố định đạm, do đó làm giảm lượng nitơ cung cấp cho cây trồng.

Phân rải chất dinh dưỡng chậm; phân phối chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ không đều

SX

Phân bón hóa học được sản xuất từ ​​vật liệu tổng hợp

Phân hữu cơ được làm từ các vật liệu có nguồn gốc từ các sinh vật sống.

Tác động

lâu dài

Phân bón hóa học có xu hướng giải phóng nhiều hợp chất muối và các nguyên tố cadmium và uranium vào đất. Sử dụng phân bón hóa học lâu dài có thể dẫn đến ô nhiễm nước mặt và nước ngầm, axit hóa đất,ô nhiễm đất giảm các cộng đồng vi sinh vật hữu ích và tăng độ nhạy cảm với côn trùng gây hại dẫn tới bùng phát sâu bệnh hại rễ

Tăng khả năng cung cấp dinh dưỡng cho đất do tăng hoạt động của vi sinh vật đất, phân hủy các yếu tố có hại, cải thiện cấu trúc đất và phát triển rễ và tăng khả năng cung cấp nước trong đất.

 

Các loại phân hữu cơ thường dùng trong nông nghiệp sạch

Phân loại phân hữu cơ

Phân bón hữu cơ được phân thành 2 nhóm chính:

  • Phân bón hữu cơ truyên thống như phân chuồng, phân xanh, phân rác,….

  • Phân bón hữu cơ công nghiệp như phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón vi sinh và phân bón hưu cơ khoáng.

1. Phân bón hữu cơ truyền thống

  Có nguồn gốc từ phân gia cầm, gia súc, phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, chế biến nông – lâm – thủy sản, rác thải, phân xanh…được chế biến bằng các kỹ thuật ủ truyền thống. Những loại phân bón hữu cơ truyền thống nhìn chung thường có hiệu lực chậm, thời gian xử lý dài và hàm lượng dinh dưỡng thấp.

a. Phân chuồng

  Phân chuồng được có nguồn gốc từ phân, nước tiểu động vật (phân gia cầm, gia súc, phân bắc). Được chế biến bằng các kỹ thuật, phương pháp ủ phân truyền thống.

Ưu điểm:

  Phân chuồng gồm có các chất dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung và vi lượng cung cấp cho cây trồng, cung cấp chất mùn giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp và ổn định kết cấu đất tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển, hạn chế xói mòn, hạn hán.

Nhược điểm:

  • Có hàm lượng các dưỡng chất thấp cần bón với khối lượng lớn, chi phí vận chuyên cao, tốn nhiều nhân công.

  • Nếu không chế biến kỹ  hoặc sử dụng phân chuồng tươi sẽ mang nhiều mầm bệnh cho cây trồng như các bào tử nấm bệnh, vi khuẩn, virut, hạt giống cỏ dại, nhộng kén côn trùng… hoặc trứng giun sản, vi khuẩn thổ tả,.…gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

b. Phân xanh

  Phân xanh được gọi chung các cây hay lá cây tươi được chế biến bằng các ủ hoặc vùi xuống trong đất để bón cho cây trồng và đất.

Ưu điểm:

  • Phân xanh có tác dụng bảo vệ, cải tạo đất đai, hạn chế xói mòn.

Nhược điểm:
     Phân xanh khi vùi xuống đất, xảy ra quá trình phân hủy chất hữu cơ (phân hủy cây phân xanh) thường phát sinh các chất độc hại với cây trồng như CH, HS,…gây ra hiện tượng ngộ độc chất hữu cơ. Phân xanh có tác dụng chậm và chỉ có công dụng để bón lót.

c. Phân rác

  Là những loại phân chế biến bằng biện pháp ủ truyền thống từ rơm rạ, thân cây, lá cây từ sản xuất nông nghiệp,….

Ưu điểm:

  Phân rác giúp tăng độ tơi xốp, ổn định kết cấu đất, hạn chế xói mòn và chống hạn cho cây trồng.
Nhược điểm:

Phân rác có hàm lượng dinh dưỡng thấp, cách chế biến phức tạp và mất thời gian dài. Và có thể mang những mầm bệnh hoặc hạt cỏ dại sẵn có trong nguồn nguyên liệu (tàn dư cây trồng lấy để ủ làm phân rác).

d.Than bùn

  Than bùn không bón trực tiếp mà phải qua chế biến mới sử dụng được cho cây trồng.

Ưu điểm:

  Than bùn có công dụng tốt trong việc bón cải tạo, tăng độ phì nhiêu cũng như hữu cơ cho đất.

Nhược điểm:

Hàm lượng dinh dưỡng thấp, quá trình chế biến phức tạp nên phải bón với khối lượng lớn vừa tốn công tốn sức vừa tốn chi phí.
 
2. Phân bón hữu cơ chế biến theo quy trình công nghiệp

  Là những loại phân bón hữu cơ được chế biến từ các chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau theo quy trình công nghiệp với khối lượng lớn lên đến hàng ngàn tấn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất ra loại phân bón có chất lượng tốt hơn, đầy đủ dưỡng chất so với nguyên liệu đầu vào và các loại phân bón hữu cơ truyền thống.

a. Phân bón vi sinh

 


  Phân bón vi sinh là phân trong thành phần có chứa từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật hữu ích gồm nhiều nhóm : vi sinh vật phân giải hữu cơ, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật ký sinh, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật phân hủy xenlulo,…



Ưu điểm:


  Bổ sung thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh vật đất, phân giải các chất cây trồng khó hấp thu thành dạng dễ hấp thu cho cây trồng, tổng hợp một số chất dinh dưỡng cho cây trồng chủ yếu là đạm (N), khống chế các mầm bệnh tồn tại trong đất, nâng cao hiệu quả sử dung hấp thu phân bón.



Nhược điểm:

  • Phân bón vi sinh không cung cấp hoặc chỉ cung cấp một lượng vừa phải các chất dinh dưỡng (từ những vi sinh vật cố đinh đạm, vi sinh vật phân giải lân,..) cho cây trồng, không đủ khả năng cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cho cây trồng.

  • Có hạn sử dụng và mỗi loại đều phụ thuộc nhiều vào các nhóm cây trồng. Ví dụ phân vi sinh cố đinh đạm chỉ phù hợp bón cho các cây trồng họ đậu,….

  • Vi sinh vật phải có chất hữu cơ làm nguồn thức ăn để phát triển nền cần bón bổ sung thêm phân bón hưu cơ để làm thức ăn cho VSV, khiến tốn thêm một khoản chi phí để bón phân hữu cơ.

b. Phân bón hữu cơ sinh học

  Là sản phẩm phân bón chế biến từ các loại nguyên liệu hữu cơ được pha trộn và xử lý bằng cách lên men với sự góp mặt từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi để tăng và cân bằng hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Có trên 22% thành phần là các chất hữu cơ.

Ưu điểm:

  • Có thể dùng bón được tất cả các giai đoạn của cây trồng : bón lót, bón thúc, bón nuôi quả,…

  • Cung cấp đầy đủ, cân đối các dinh dưỡng khoáng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, tăng năng suất và chất lượng nông sản.

  • Bổ sung một lượng lớn chất mùn, acid Humic, Humin,…. giúp cải tạo các đặc tính hóa học -  sinh học – vật lý của đất, hạn chế rửa trôi các chất dinh dưỡng và xói mòn đất, phân giải các độc tố trong đất.

  • Bổ sung thúc đẩy hệ vi sinh vật đất phát triển giúp khống chế các mầm bệnh có trong đất, cung cấp các chất kháng sinh tự nhiên giúp tăng sức đề kháng tự nhiên, sức chống chịu của cây trồng với sâu bệnh và với những bất lợi từ thời tiết, hạn chế sâu bệnh hại.

  • Tăng hiệu lực hấp thu các chất dinh dưỡng từ đất bằng việc cung cấp các vi sinh vật phân giải những chất cây trồng khó hấp thu (khó tiêu) thành dễ hấp thu (dễ tiêu), thân thiện với môi trường, an toàn với người và sinh vật có ích.

Nhược điểm:

  Phân bón hữu cơ sinh học là giá thành thường hơi cao so với các loại phân bón khác, nhưng giá thành không phải là vấn đề, vì bù lại giá thành cao hơn nhưng có chất lượng tốt hơn, sẽ làm tăng năng suất và chất lượng nông sản, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập. Ngoài ra, sẽ hạn chế tối đa hoặc không phải sử dụng các loại phân bón hóa học, các loại thuốc BVTV, từ đó giảm được chi phí phân bón hóa học và thuốc BVTV, đảm bảo sức khỏe con người.

c. Phân bón hữu cơ vi sinh

  Là sản phẩm phân bón chế biến theo quy trình công nghiệp  từ nhiều nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau, được xử lý lên men với từ một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có lợi, chứa các bào tử sống. Có thành phần hàm lượng các chất hữu cơ trên 15%.

Ưu điểm:

  Cung cấp đủ các yếu tố dinh dưỡng khoáng đa, trung, vi lượng cho cây trồng, cải tạo độ phì nhiêu, tơi xốp của đất. Cung cấp một lượng vi sinh vật phân giải các chất khó hấp thu thành chất dễ hấp thu, vi sinh vật đối kháng, ký sinh,…cho đất giúp ức chế, kìm hãm sự phát triển các mầm bệnh trong đất, nâng cao sức đề kháng của cây trồng, không gây ô nhiễm môi trường, không độc hại với con người và sinh vật có ích.

Nhược điểm:

Thường hàm lượng thành phần các chất hữu cơ ít hơn phân bón hữu cơ sinh học.

d. Phân bón hữu cơ khoán

  Là  sản phẩm phân bón phân hữu cơ và được phối trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ gồm N,P,K. có chứa ít trên 15% thành phần là các chất hữu cơ, từ 8-18%  tổng số các chất vô cơ (hóa học,  N+P+K).

Ưu điểm:

Có hàm lượng các chất khoáng cao.

Nhược điểm:

Bón lâu ngày sẽ không tốt cho đất và hệ vi sinh vật đất

Bánh dầu Neem:

1. Bánh Dầu Neem là một loại phân bón hoàn toàn tự nhiên, có nguồn gốc từ quả và hạt cây neem ép lạnh, giúp cải thiện kết cấu đất, tăng khả năng giữ nước và tăng cường thông khí cho đất, giúp rễ phát triển tốt hơn.

Bánh dầu neem hay còn gọi là neem cake

Bánh dầu neem giúp kích rễ mầm lá rất tốt

2. Bánh Dầu Neem cũng kích thích làm tăng sự phát triển lá, hoa, giúp hoa nở nhiều và sai hơn.

3. Bánh Dầu Neem có thể được trộn với các loại phân hữu cơ khác (đặc biệt phân Ure) giúp làm chậm quá trình chuyển đổi các hợp chất đạm (Nitơ) thành khí Nitơ, giữ đạm (Nitơ) cho cây sử dụng trong thời gian dài hơn.

4. Bánh Dầu Neem ngăn ngừa và điều trị các bệnh do rối loạn hoặc thiếu, mất cân bằng các thành phần dinh dưỡng và vi lượng.

5. Tăng tốc phát triển bộ rễ và tăng trưởng thực vật tổng thể, bảo vệ cây khỏi tuyến trùng và sâu bệnh có hại cho rễ như Sùng đất, cuốn chiếu.

6. Bánh Dầu Neem là loại phân bón hoàn toàn hữu cơ, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, làm tăng năng suất và độ phì nhiêu của đất, có đặc tính chống nấm mạnh mẽ. Có thể được sử dụng một cách an toàn cho tất cả các loại cây như hoa hồng, hoa lan, cây cảnh, cây ăn trái.

bánh dầu neem hay còn gọi là neem cake

Bánh dầu neem hay còn gọi là neem cake

Bài viết đã lý giải tại sao nên sử dụng phân bón hữu cơ trong việc bón phân hco hoa Hồng. Đọc thêm bài viết về Bánh dầu Neem - phân bón hữu cơ đầy đủ dinh dưỡng và cố định đạm tốt cho cây trồng, bảo vệ bộ rễ khỏi tuyến trùng:

https://docneem.com/blogs/phan-bon-hoa-hong-neem-cake

---

Tinh dầu Neem – Giải pháp hữu cơ an toàn cho vườn hồng của bạn
📌Mua ngay tại đây: https://docneem.com/collections/all
- Tiki: https://bit.ly/docneem-tiki
- Shopee: https://bit.ly/docneem-shopee
- Lazada: https://bit.ly/docneem-lzd
📌Facebook: Tinh dầu neem
📞Hotline tư vấn: 092.8888.208 – 0988.22.1985

← Bài trước Bài sau →
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận