6 nấm bệnh nguy hiểm trên hoa hồng

Nấm bệnh như đốm đen, thối lá, thán thư, héo xanh, khô cành,.. trên cây cảnh, đặc biệt là hoa hồng rất nguy hiểm, có thể khiến cây chết bất cứ lúc nào nếu không điều trị kịp thời. Các bệnh này, rất khó để ngăn chặn và điều trị triệt để bởi tính chất lây lan và kháng thuốc rất mạnh.

Do đó, việc hiểu rõ đặc tính gây hại của từng nhóm bệnh là rất quan trọng trong việc phòng trị nấm bệnh hiệu quả. Hãy cùng Docneem khám phá bài viết dưới đây để cập nhật kiến thức phòng nấm bệnh cho cây cảnh vườn nhà mình bạn nhé!

1. Nấm bệnh gây hại cây trồng là gì?

Nấm (tên khoa học: Fungi) bao gồm những sinh vật nhân chuẩn dị dưỡng có thành tế bào bằng kitin. Phần lớn nấm phát triển dưới dạng các sợi đa bào được gọi là sợi nấm (hyphae) tạo nên thể sợi (mycelium), một số nấm khác lại phát triển dưới dạng đơn bào. Quá trình sinh sản (hữu tính hoặc vô tính) của nấm thường là qua bào tử, được tạo ra trên những cấu trúc đặc biệt hay thể quả. Một số loài mất khả năng tạo nên những cấu trúc sinh sản đặc biệt và nhân lên qua hình thức sinh sản sinh dưỡng – Theo Wikipedia

1-ri-sat-do-nam-do-cam-la-hoa-hong-docneem.jpg

Bệnh rỉ sắt trên lá hoa hồng do nấm Phragmidium mucronatum gây hại

Nấm có 2 dạng sinh trưởng là có lợi cho và có hại. Tuy nhiên, bài viết này Docneem chỉ đề cập đến nấm bệnh hại cây để bạn có thể phòng trị kịp thời và không đề cập đến nấm có lợi nhé!

Nấm bệnh gây hại cây trồng là một tập hợp nhiều sợi nấm có nhiều màu khác nhau, thậm chó là không màu. Những sợi nấm đơn bào sẽ không có màng ngăn. Ngược sợi đa bào có nhiều màng ngăn. Chiều rộng của sợi nấm là từ 0,5-100 µm, với phần lớn có chiều rộng 5-20 µm. Chiều dài của chúng không cố định vì sẽ thay đổi với điều kiện môi trường và dinh dưỡng.

Những loại nấm bệnh gây hại có thể tồn tại trong đất dưới dạng các sợi nấm, bào tử với vách dày trong đất và trên tàn dư cây trồng trong thời gian rất dài kể cả trong điều kiện không có vật chủ để “nương tựa” Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ xâm nhập và gây hại cây trồng. Ở nhiệt độ từ 25 – 28C, độ pH 6 – 6,5 sẽ tạo điều kiện nấm bệnh sinh sôi và phát triển rất mạnh. Tại nhiệt độ dưới 5C hoặc trên 35C, nấm sẽ bị tiêu diệt.

2. Nấm bệnh xâm nhập cây bằng cách nào?

Có nhiều cách thức để nấm bệnh xâm nhập vào cây, tiêu biểu là 4 phương thức sau:

  • Nấm bệnh lây qua thân cây. Chúng xâm nhập qua các vết thương hở khi cắt tỉa hoặc phát triển mạnh khi gặp điều kiện thuận lợi như độ ẩm cao. Nhóm nấm này thường gây héo cây.
  • Nấm bệnh lây qua lá. Lá cây ẩm ướt trong thời gian dài, thường gặp khi tưới nước vào ban đêm hoặc trời mưa liên tục nhiều ngày khiến lá đọng nước sẽ dễ nhiễm bệnh. Các loại nấm thường gặp là Septoria, Colletotrichum,…

2-cach-na-lay-nhiem-docneem

Sự xâm nhiễm của nấm Phytophthora vào cây (Nguồn WASI)

  • Nấm bệnh lây vào đất theo dạng hỗn hợp. Thường gặp do mầm bệnh “ngủ đông” có sẵn trong đất, theo đường nước ngầm xâm nhập,… đợi điều kiện thuận lợi để phát triển và tấn công cây. Các loại nấm thường gặp gồm có Pythium, Phytophthora, Fusarium, Sclerotium, Rhizoctonia,…
  • Nấm bệnh lây qua dịch bào tử. Loại nấm này đặc biệt hơn là có thể xâm nhập cây ngay cả khi không có vết thương hở. Nấm bệnh này thường gặp nhất là Fusarium

3. Một số nấm bệnh phổ biến gây hại hoa hồng

Với nhiều phương thức xâm nhập và chủng loại nấm đa dạng, hoa hồng thường mắc các bệnh do nấm bệnh gây ra như đốm đen, phấn trắng, rỉ sắt, thán thư, khô cành, héo xanh,… Đặc biệt là các loại hồng ngoại lại càng dễ nhiễm nấm và khả năng “tèo” cũng cao hơn hẳn.

(1) Bệnh đốm đen hoa hồng

Dấu hiệu: Ban đầu mặt lá xuất hiện những đốm đen tròn như bị bám bụi, đất. Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày các đốm đen này to ra và nhiễm cho nhiều lá xung quanh, lá chuyển sang màu vàng với những vệt đen rất to đủ hình dạng

Đốm đen gây hại nặng trên lá hoa hồng

Nguyên nhân: Do nấm Diplocarpon gây hại. Chúng ưa sống trong điều kiện ẩm ướt và sinh trưởng mạnh trong nhiệt độ 22 – 26 °C, độ ẩm 85%. Vì thế, sau những cơn mưa hoặc độ ẩm cao, nước đọng trên lá (do tưới vào buổi tối) cây thường nhiễm bệnh này. Những cây mới trồng xuống đất từ 1 – 2 tuần cũng rất dễ nhiễm đốm đen

Tác hại: Cây nhiễm đốm đen lá sẽ đen và rụng hết. Nếu không điều trị kịp thời và triệt để, bệnh sẽ lây đến các chồi non, thân cây, làm hỏng cả cây và có thể khiến cây chết đi.

(2) Phấn trắng trên hoa hồng

Dấu hiệu:  Những hạt phấn phấn trắng bám lên lá, chồi non, nụ hoa trong giống tuyết hay sương bám phía trên hoặc cả mặt dưới.

4-phan-trang-tren-nu-hoa-hong-docneem

Những hạt phấn phấn trắng bám trên nụ trong giống tuyết

Nguyên nhân: Nấm Peronospora sparsa gây hại. Chúng sinh trưởng mạnh khi độ ẩm trong khoảng 85% và nhiệt độ thấp 18°C, rất dễ bắt gặp vào những tháng Tết tại khu vực phía Bắc. Loại nấm này sẽ bị tiêu diệt trong 24h nếu nhiệt độ cao trên 27°C. Đó cũng là lý do hoa hồng miền Nam hiếm khi nhiễm bệnh này

Tác hại: Nấm bám dày lâu ngày sẽ ngăn cản quang hợp của lá, khiến lá rụng hàng loạt, cây thiếu dinh dưỡng và chết dần, hoa hỏng, chồi non có thể bị dị dạng sau này và mất 1 – 2 lứa hoa sao mới có thể phục hồi.

(3) Thán thư gây hại hoa hồng

Dấu hiệu: Ban đầu xuất hiện những đốm đen nhỏ rải rác khắp lá. Lâu ngày, các đốm này “lớn lên” và liên kết lại với nhau thành những mảng màu nâu tối có viền quanh đậm màu hơn với nhiều hình hạng khác nhau như tròn hoặc dạng góc cạnh theo gân lá.

5-than-thu-gay-thung-la-docneem

Lá bị thán thư có biểu hiện ban đầu khá giống đốm đen, đang khô và rách dần

Nguyên nhân: Do nấm Colletotrichum gây hại. Chúng tồn trong các bộ phận cây nhiễm bệnh (lá, thân, cành, rễ,…) và lây lan rất nhanh qua đường gió, nước. Chúng xâm nhập thông qua các lỗ khí khổng hoặc các vết thương do bị rách, bị xây xước…

Mưa nhiều khiến nước đọng lại trên mặt lá cũng khiến hoa hồng mắc bệnh thán thư này

Tác hại: Vết bệnh già  chuyển sang mà trắng xám sẽ gây rách, thủng lá và rụng. Cây bị nặng lá còn có biểu bị vặn vẹo, xoắn cong nhìn rất xấu xí

Đối với hoa, nấm bệnh xâm nhập và gây hại tạo thành những chấm đen nhỏ rải rác trên trục và cánh hoa, mở rộng và liên kết với nhau thành các mảng lớn làm cho các hoa không nở, không thụ phấn được dẫn đến khô héo và rụng

(4) Bệnh rỉ sắt hoa hồng

Dấu hiệu

Trên mắt lá hồng xuất hiện đốm vàng nhỏ, có khi ngã sang cam rải rác. Sau vài ngày, biến chuyển thành các bào tử màu đỏ cam cực kì nguy hại.

6-ri-sat-bao-lay-nu-hoa-docneem

Rỉ sắt gây hại nặng ở nụ hoa với hạt cám màu cam bao quanh

Nếu bệnh gây hại trên thân cây, bạn sẽ thấy các đốm tròn màu vàng cam, nhỏ như hạt cám, li ti, sau đó lan tròn tròn, vàng vàng khắp thân cây

Nguyên nhân: Do nấm Phragmidium mucronatum gây ra. Loại nấm này lan truyền trong không khí, lây lan sang các cây gần đó và phát triển nhanh ở nhiệt độ 18 – 21°C.

Tác hại: Bệnh rỉ sắt khiến hoa hồng bị khô cháy và rụng sớm, gây hại ở thân cây làm cây xơ xác, còi cọc, sinh trưởng và phát triển kém, ít đâm chồi mới, cây thì ít hoa hoặc nở hoa thì hoa nhỏ, không đẹp.

(5) Bệnh khô cành hoa hồng

Dấu hiệu: Thân cây xuất hiện những đốm dài màu nâu nhạt, viền dày đậm màu hơn nhưng không rõ rệt. Sau đó những vết này to dần và xuất hiện nhiều nhiều chấm đen li ti (ổ nấm gây bệnh).

7-kho-canh-do-nam-benh-docneem

Cành hoa hồng khô đen do nấm Botryodiplodia sp gây hại

Nguyên nhân: Bệnh do nấm Botryodiplodia sp. gây ra, phát triển mạnh khi trời mưa nhiều và độ ẩm cao

Tác hại: Gây hại nặng cả phần thân cây hồng và các nhánh bên cạnh, có thể khiến toàn bộ thân cây hồng chết khô nếu không điều trị kịp thời.

(6) Bệnh héo xanh hoa hồng (héo Verticillium)

Dấu hiệu: các ngọn non, lá bị héo dù còn xanh, các lá thấp dưới bị vàng, trên hoa xuất hiện những vệt đen dọc theo chiều dài của cánh

8-la-dang-xang-heo-la-benh-gi-docneem

Lá, chồi non còn xanh nhưng bị héo úa do nấm Verticillium

Nguyên nhân: Do nấm Verticillium gây hại và lan truyền được qua các mô, mắt ghép trong quá trình cấy mô. Héo xanh thường dễ bắt gặp vào mùa hè. Khi thời tiết khô hạn và thường gặp ở hoa hồng trong nhà kín hơn

Tác hại: Tuy cây có thể hồi phục lại vào ban đêm nhưng nếu không điều trị kịp thời, phần ngọn cây cũng chuyển sang màu vàng sau cùng là màu nâu, tàn úa và chết, thường bắt đầu chết từ ngọn đi xuống rất nguy hiểm cho cây

4. Mẹo điều trị chung cho bệnh do nấm gây hại trên hoa hồng bằng Nano bạc nguyên chất

Do nguyên nhân gây hại là nấm bệnh, phương pháp lây truyền tương đồng nhau ở những biểu hiện bệnh nên bạn có thể áp dụng các bước sau để trị nấm bệnh như như đốm đen, phấn trắng, rỉ sắt, thán thư, khô cành, héo xanh,… nhé!

  • Cách ly cây bệnh ra xa cây khỏe từ 1 – 2 mét để hạn chế sự lây nhiễm của bào tử nấm khi tưới nước hoặc tiếp xúc lá
  • Cắt bỏ những lá nhiễm bệnh và cắt bỏ cành bệnh (nếu đốm đen đã lan xuống cành) và dùng Nano bạc nguyên chất hoặc cồn 90 độ bôi lên mặt vết cắt để sát khuẩn
  • Dọn dẹp cành, lá bệnh và đem đi tiêu hủy. Tuyệt đối không vứt lại xuống giá thể hoặc xung quanh vì sẽ tạo cơ hội cho bệnh tiếp tục lây lan
  • Đặt cây nơi thoáng và có nắng, phơi 3 – 8 giờ nắng
  • Cắt giảm lượng nước cho cây. Chỉ tưới phun sương nhẹ lúc 8 – 9 giờ sáng, lúc trời bắt đầu có nắng để tránh nước đọng
  • Phun trị bệnh với Nano bạc nguyên chất theo công thức sau: 10-15ml Nano bạc với 1 lít nước và phun đẫm 2 mặt lá cho đến khi vết bệnh khô hẳn hoặc lá bị bệnh vàng rồi rụng đi rồi chuyển sang phun phòng tiếp với Nano bạc hoặc Neem oil đều được.

9-nano-bac-nguyen-chat-docneem-tri-nam-benh-moi-docneem

Nano bạc nguyên chất với khả năng phòng trị nấm bệnh hiệu quả

  • Đối với cây mắc bệnh quá nặng, bạn nên can thiệp phương pháp hóa học định kỳ mỗi tuần 1 lần vào sáng sớm với một trong các trong các loại thuốc như Kasuran 47WP, Coc 85WP, Anvil 55C, Benomyl, Topsin M, Folpet, Maneb… Lưu ý là bạn không trộn nhiều loại thuốc với nhau để phun do các chất có thể phản ứng hóa học với nhau tạo ra chất khác, mất tác dụng ban đầu, có thể gây hại ngược lại. Docneem không khuyến khích phương pháp này vì kháng thuốc cao và có thể gây hại đến sức khỏe, môi trường xung quanh

5. Nấm bệnh gây hại hoa hồng có thể phòng được không?

Đốm đen, phấn trắng, rỉ sắt, thán thư, khô cành, héo xanh,… rất nguy hại và có thể khiến cây chết bất cứ lúc nào. Phần lớn nấm bệnh khó trị vì tính chất lây lan nhanh nên bạn cần tích cực phòng bệnh cho cây trước, vừa khỏe cây, vừa đỡ đau đầu tìm “trăm phương nghìn kế”, chạy khắp nơi để chữa bệnh. Dưới đây là kinh nghiệm phòng nấm bệnh nhà Docneem bạn tham khảo nhé!

  • Đặt chậu ở nơi khô ráo, thoát mát và giữ khoảng cách giữa các cây
  • Tưới cây vào sáng sớm 6-7 giờ hoặc chiều mát 4-5 giờ để tránh nắng nóng cháy lá. Tuyệt đối không tưới ban đêm vì nước đọng lại trên lá sẽ khiến nấm bệnh phát triển rất nhanh.
  • Thường xuyên quan sát tình trạng sức khỏe của cây để phát hiện mầm bệnh sớm
  • Cân đối chế độ tưới nước và kiểm tra độ xốp giá thể giúp cây thoát nước tốt, không bị ứ đọng
  • Phun phòng nấm bệnh định kỳ với Neem oil nguyên chất hoăc Nano bạc nguyên chất

+ Với Neem oil: dùng 1ml neem oil khuấy đều với 1ml nước rửa chén (cách nhũ hóa neem oil), sau đó pha loãng ra trong 1 lít nước và lắc đều trước khi phun. Tuần phun 1-2 lần, vào chiều mát hoặc sáng sớm để tránh cháy lá

10-phun-neem-oil-va-nano-bac-phong-nam-benh-docneem

Neem oil và nano bạc phòng nấm bệnh hiệu quả và an toàn

+ Với Nano bạc: pha loãng 5ml Nano bạc với 1 lít nước. Phun ướt đều thân, lá, rễ, giá thể. Từ 7-10 ngày phun một lần. Phun vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều mát

Trên đây là một số bệnh do nấm gây hại thường gặp trên hoa hồng và cách điều trị, phòng bệnh đơn giản. Chúc bạn yêu hoa chăm cây thành công nhé!